Lịch sử hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 30 - 33)

4. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về TNCs và quá trình CNH, HĐH

1.2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia

* Lịch sử hình thành các công ty xuyên quốc gia

Ngày nay các công ty xuyên quốc gia đang chi phối việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ trên quy mô toàn thế giới. Cùng với thời gian và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tất cả các nền kinh tế không phân biệt lớn nhỏ, vai trò của công ty xuyên quốc gia được đánh giá ngày càng khách quan hơn. Sự ra đời và đan xen phạm vi hoạt động của các công ty xuyên quốc gia thuộc nhiều nước khác nhau đã làm cho yếu tố phân biệt quốc tịch nhanh chóng lùi xuống hàng thứ yếu. Chúng ta có thể rút ra một số nguyên nhân hình thành các TNCs như sau:

- Thứ nhất: Tích tụ và tập trung sản xuất

Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Bởi vì, một mặt do có một số ít các xí nghiệp lớn nên có thể dễ dàng thỏa thuận với nhau; mặt khác, các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thỏa hiệp với nhau để nắm độc quyền.

Một đặc trưng nổi bật trong giai đoạn độc quyền là sự cùng tồn tại đan xen nhau giữa độc quyền quốc gia và độc quyền quốc tế.

Cùng với sự phát triển quan hệ buôn bán quốc tế làm cho các công ty tư bản liên minh với nhau sản xuất và phân phối hàng hóa trên thị trường thế giới, các công ty độc quyền quốc tế cũng đã được hình thành.

Tích tụ và tập trung sản xuất đạt đến một mức độ nhất định làm cho các tổ chức độc quyền quốc gia vươn ra khỏi biên giới quốc gia hoạt động trên phạm vi quốc tế, thực hiện việc phân chia thế giới về mặt kinh tế (thị trường).

Tích tụ và tập trung sản xuất đến mức độ nhất định sẽ dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là một quy luật.

Cùng với tích tụ và tập trung tư bản, xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh đã trở thành cơ sở kinh tế quan trọng cho sự mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của TNCs được hình thành từ các tổ chức độc quyền sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Thứ hai: Xuất khẩu tư bản trở thành một tất yếu kinh tế

Trong thời đại tư bản tài chính, tư bản độc quyền công nghiệp và ngân hàng có sự dung hợp cả về kết cấu, càng làm cho các thế lực tư bản độc quyền tăng lên, xu hướng tư bản trở thành khá phổ biến, tất yếu phải thực hiện đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận bằng con đường xuất khẩu tư bản.

Từ cuối thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, để thực hiện việc nắm lại thị phần đã mất, chủ nghĩa đế quốc thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có sự xâm nhập thông qua hoạt động của TNCs.

TNCs là tổ chức phù hợp nhất để các tập đoàn tư bản có thể thâm nhập về kinh tế, xuất khẩu, đầu tư tư bản ra nước ngoài, trước hết là các nước trong thế giới thứ 3. Dưới dạng liên minh, hợp tác, thành lập các công ty hỗn hợp giữa tư bản nước

ngoài với tư bản nhà nước hoặc tư nhân, các tập đoàn tư bản từng bước nắm lấy các ngành kinh tế chủ chốt, có lợi nhuận cao, thiết lập các công ty chi nhánh ở những nước này. Hình thức đó ít ra cũng che giấu được vai trò của tư bản nước ngoài, đồng thời các nước mới giành được độc lập, chậm phát triển cũng dễ chấp nhận vì thu hút được vốn đầu tư, giải quyết được phần nào lao động dư thừa và đào tạo được một tầng lớp công nhân có trình độ kỹ thuật...

- Thứ ba: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo ra những ngành mới với tốc độ phát triển cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, đồng thời đặt ra yêu cầu và tạo điều kiện trẻ hóa các ngành sản xuất lâu đời. Mặt khác bản thân việc nghiên cứu khoa học cũng như sự xuất hiện của những ngành mới đó đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều quốc gia. Đây chính là nhân tố làm cho ngành dịch vụ kỹ thuật phát triển, các công ty đầu đàn có thêm điều kiện bành trướng ra nước ngoài.

- Thứ tư: Sự điều tiết của các nhà nước tư bản

Đối với các quá trình kinh tế, vai trò của nhà nước như bà đỡ, chất xúc tác không thể thiếu đối với sự ra đời của TNCs, đặc biệt là kinh tế đối ngoại như hỗ trợ thông tin, ưu đãi tín dụng, thuế, thông qua ngoại giao kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vượt biên giới quốc gia trở thành TNC.

- Thứ năm: Lợi nhuận độc quyền từ kinh doanh quốc tế

Thông qua hoạt động của các chi nhánh, các công ty tư bản có thể tận dụng được một số lợi thế của nước chủ nhà như thị trường tại chỗ, lân cận, có điều kiện giải quyết khó khăn về hàng rào thuế quan, phi thuế quan. Góp phần tăng sức cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất, tranh thủ lợi thế về giá cả nguyên, nhiên liệu thấp.

Nói chung, TNCs ra đời là một tất yếu khách quan và là sản phẩm của quá trình quốc tế hóa sản xuất. Chỉ trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất cao độ thì mới có những tiền đề vật chất khách quan để TNCs ra đời.

* Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia

Trước đây chủ yếu TNCs phát triển từ các công ty độc quyền lớn, tuy nhiên cùng với quá trình quốc tế hoá sản xuất, các xí nghiệp nhỏ cũng đi vào kinh doanh

quốc tế, khiến số lượng và thực lực của các công ty xuyên quốc gia không ngừng tăng lên. Theo điều tra của trung tâm nghiên cứu TNCs thuộc Liên Hợp Quốc, số lượng các công ty xuyên quốc gia không ngừng tăng lên từ thập kỷ 80. Hiện nay số lượng các công ty xuyên quốc gia trên toàn thế giới vào khoảng trên 69.000 công ty và khoảng trên 700.000 chi nhánh của nó trên toàn thế giới.

Bảng 1.1: Số lượng các TNCs trong các thời kỳ

Thời kỳ Tổng sô TNCs Tổng sô các chi nhánh

Cuối những năm 60s 7.276 27.000 Những năm 80s 35.000 150.000 Những năm 90s 53.700 449.000 Hiện nay 69.000 700.000

(Nguồn: World InvestmentReport)

Cùng với số lượng lớn các công ty, tổng giá trị sản xuất hàng năm của các công ty xuyên quốc gia chiếm khoảng một nửa tổng giá trị sản lượng hàng năm của toàn bộ thế giới tư bản, giá trị sản xuất ở nước ngoài của chúng còn nhiều hơn tổng lượng giá trị mậu dịch toàn thế giới. Luỹ kế đầu tư ra nước ngoài của TNCs đã vượt quá 1000 tỷ USD.

Ngày nay, với quy mô to lớn và thực lực hùng hậu, các TNCs đã trở thành lực lượng thao túng chủ yếu đối với sự vận động tư bản quốc tế trên phạm vi toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)