Nội lực hoá ngoại lực, hiện đại hoá nội lực để phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 98 - 99)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu và quan điểm của Nhà nước trong việc thu hút các TNCs tham

4.1.2.3. Nội lực hoá ngoại lực, hiện đại hoá nội lực để phát triển bền vững

Thu hút sự tham gia của TNCs là để tăng cường vốn đầu tư, tiếp nhận công nghệ tiến tiến, kinh nghiệm quản lý, mở rộng và tiếp cận thị trường thế giới... biến chúng thành nguồn lực nội sinh để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nếu nước ta không đủ năng lực để tiếp nhận ngoại lực đồng thời sử dụng ngoại lực để kích thích nội lực thì sẽ phát triển không bền vững. Cũng cần lưu ý rằng, ngoại lực chỉ có thể được tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả khi nội lực được phát huy đúng mức của nó. Nội lực được phát

huy mới có thể thẩm thấu và chuyển hoá ngoại lực thành nội lực, sức mạnh của nội lực vì thế mà được nhân lên. Tuy nhiên, ngoại lực cũng có tính hai mặt của nó. Một mặt nó có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ, tạo điều kiện cho quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, nó cũng có thể gây nên những khó khăn cản trở. Thậm chí còn đi đến phá hoại làm chệch hướng vận động phát triển đất nước.

Như vậy, nội sinh hoá ngoại lực và hiện đại hoá nội lực được hiểu là việc tiếp thu và chuyển hoá ngoại lực thành nội lực, làm cho nội lực được phát huy. Trong quá trình đó, con người là yếu tố quyết định. Con người Việt Nam có tri thức, có văn hoá, giàu lòng yêu nước, biết phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc của mình sẽ là người có đủ khả năng sáng tạo, tiếp thu những thành quả tiên tiến của nhân loại, biến chúng thành của chính mình, làm chủ đất nước và đưa đất nước đi lên. Vì vậy, đầu tư phát triển con người, chăm lo giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nhân cách, nâng cao mặt bằng dân trí; phát triển nhân lực, KH&CN; gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc là hoạt động đầu tư quan trọng nhất để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

4.2. Một số giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của TNCs vào quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)