Các TNCs góp phần chuyển giao công nghệ mới, hiện đại hoá sản xuất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 75 - 76)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Vai tròcủa TNCs trong quá trình CNH, HĐ Hở Việt Nam

3.2.4. Các TNCs góp phần chuyển giao công nghệ mới, hiện đại hoá sản xuất,

xuất, nhanh chóng thực hiện mục tiêu CNH, HĐH

Nền tảng của CNH ở bất kỳ quốc gia nào cũng là phải ứng dụng thành tựu KH&CN tiên tiến, hiện đại. Các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng trong quá trình phát triển cần phải có một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất (LLSX) hiện đại. Cơ sở vật chất - kỹ thuật (CSVC-KT) của nền sản xuất xã hội cần phải xây dựng dựa trên những thành tựu mới nhất của KH&CN. CSVC-KT đó phải tạo ra được năng suất lao động cao. Và CNH chính là quá trình tạo ra nền tảng CSVC-KT đó cho nền kinh tế.

Trong tiến trình CNH, tự bản thân Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề KH&CN thậm chí lạc hậu hàng vài chục năm so với các nước phát triển. Việc hợp tác với nước ngoài mà trực tiếp thông qua TNCs là vô cùng quan trọng để tạo bước phát triển KH&CN trong tiến trình CNH. Có nhiều hình thức hợp tác KH&CN như: trao đổi những tài liệu kỹ thuật và thiết kế, mua bán giấy phép, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, phối hợp nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, hợp tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân... trong đó, chuyển giao công nghệ là quan

trọng nhất. Thông qua việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, với tư cách là bên đầu tư TNCs đồng thời lồng ghép công nghệ với cung cấp hàng hóa đầu tư. Bằng chứng là phần lớn công nghệ đã và đang được chuyển giao qua kinh doanh được sinh ra trong TNCs và càng thể hiện rõ hơn khi quá trình chuyển giao công nghệ ngày càng được đẩy nhanh lên.

Việt Nam trong quá trình phát triển của mình đều tất yếu phải tiến hành quá trình CNH để xây dựng CSVC-KT cho xã hội. Những nội dung quan trọng nhất của quá trình CNH là phát triển LLSX, xây dựng cơ sở vật chất cho xã hội trên cơ sở thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất và áp dụng những thành tựu KH&CN hiện đại; đồng thời tiến hành thiết lập một cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Để thực hiện những nội dung cơ bản trên trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thì những thuận lợi to lớn là sự hợp tác, liên kết và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong đó, trực tiếp nhất và mang lại hiệu quả cho cả hai bên là mở rộng quan hệ thông qua TNCs. Những lợi ích mà TNCs mang lại cho quá trình CNH ở Việt Nam là trên nhiều mặt, và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)