Các TNCs góp phần tạo vốn cho CNH, HĐ Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 60 - 70)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Vai tròcủa TNCs trong quá trình CNH, HĐ Hở Việt Nam

3.2.1. Các TNCs góp phần tạo vốn cho CNH, HĐ Hở Việt Nam

Sự hiện diện của TNCs đồng nghĩa với việc cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Nguồn vốn FDI luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế quốc dân. Thực tế hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài đều thực hiện qua kênh TNCs. Với lợi thế của mình về nguồn vốn, kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn các TNCs luôn tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu.

Ở Việt Nam vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu do TNCs thực hiện là một nguồn vốn quan trọng để tiến hành CNH đất nước.Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tính từ đầu năm đến ngày 20/8/2014 thu hút 992 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7.246,2 triệu USD, tăng 29,0% về số dự án và giảm 2,1% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. Đồng thời có 349 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 2.985,9 triệu USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 10.232,1 triệu USD, giảm 19,0% so với cùng kỳ năm 2013 (Hình 3.1). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng năm nay ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hình 3.1. FDI cấp phép, FDI đăng ký mới và FDI thực hiện theo tháng

Ghi chú: số liệu lấy vào ngày 20 hàng tháng

Nguồn: Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa Thu 2014, tr18

Trong 8 tháng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 7000,8 triệu USD, chiếm 68,4% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 1154,3 triệu USD, chiếm 11,3%; ngành xây dựng đạt 552,9 triệu USD, chiếm 5,4%; các ngành còn lại đạt 1524,1 triệu USD, chiếm 14,9%.

Trong số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong 8 tháng, Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất với 2.467,8 triệu USD, chiếm 34,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) với 1.047,1 triệu USD, chiếm 14,5%; Nhật Bản 769,9 triệu USD, chiếm 10,6%; Xingapore 594,2 triệu USD, chiếm 8,2%; Đài Loan 410,0 triệu USD, chiếm 5,7%; Inđônêxia 353,2 triệu USD, chiếm 4,9%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 295,2 triệu USD, chiếm 4,1%...

0 1 2 3 4 5 6 Jan /1 3 Fe b /13 Ma r/13 Ap r/13 Ma y/1 3 Ju n /13 Ju l/13 Au g/13 Se p /13 Oct/13 Nov/13 Dec/13 Jan /14 Fe b /14 Ma r/14 Apr/14 May/1 4 Ju n /14 Ju l/14 Au g/14

Bảng 3.1: FDI vào Việt Nam từ 2005 - 2014

Năm Số dự án TVĐK (triệu USD) TVTH (triệu USD)

2005 970 6.840,0 3.300,5 2006 987 12.004,5 4.100,4 2007 1.544 21.348,8 8.034,1 2008 1.171 71.726,8 11.500,2 2009 1.208 23.107,5 10.000,5 2010 1.237 19.886,8 11.000,3 2011 1.191 15.681,1 11.000,1 2012 1.287 16.348,0 10.046,6 2013 1.530 22.352,2 11.500,0 2014 1.843 21.921,7 12.500,0

Nguồn: Niên Giám Thống Kê2014

Cùng với làn sóng FDI vào Việt Nam trong những năm qua, hàng trăm TNCs lớn trên thế giới đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư dài hạn. Nhiều tập đoàn đã quyết định xây dựng tại Việt Nam các tổ hợp công nghệ lớn, được xem là các cứ điểm sản xuất và phân phối quan trọng trên bản đồ kinh doanh toàn cầu của họ.

Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2014 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD) dựa trên kết quả điều tra 164 TNC lớn trên thế giới, Việt Nam xếp thứ 9 về mức độ hấp dẫn đầu tư, tăng 2 bậc so với năm 2013.Theo kết quả khảo sát khoảng 200 TNC là khách hàng của hãng tư vấn Frontier Strategy Group (Mỹ) trong quý II/2014, Việt Nam là một trong 3 nước được các tập đoàn đa quốc gia của châu Âu và Mỹ quan tâm đầu tư nhiều nhất trong thời gian tới tại các thị trường mới nổi quy mô nhỏ.

Bằng chứng là, ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có những tên tuổi hàng đầu thế giới đã vào đầu tư tại Việt Nam như Honda, Intel, Samsung, LG, Microsoft, Canon... Việt Nam đã và đang trở thành tâm điểm của thế giới trong sản

xuất một số sản phẩm điện tử như máy tính bảng, điện thoại di động, đồ điện tử gia dụng, chíp điện tử...

Sự vào cuộc của TNCs sôi động ngay sau sự xuất hiện của Intel vài năm trước đây. Với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD, Intel đã trở thành một “con chim mồi” để từ đó kích hoạt vốn đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung, Nokia, LG…

Với dự án đầu tư 670 triệu USD đầu tiên ở Bắc Ninh năm 2009, cho đến nay, Samsung Electronics Việt Nam đã nâng tổng vốn đầu tư lên 2,5 tỷ USD. Trong khi đó, Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên có vốn đầu tư 2 tỷ USD, bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 3 năm nay. Ngoài ra, Samsung Electro Mechanics còn có dự án chuyên sản xuất bo mạch 1,23 tỷ USD ở Thái Nguyên; Samsung Display có dự án 1 tỷ USD chuyên sản xuất màn hình có độ phân giải cao dùng cho điện thoại di động ở Bắc Ninh.

Bên cạnh dự án sản xuất pin cho điện thoại di động Samsung SDI, vốn đầu tư 150 triệu USD, thì Samsung Electronics sẽ triển khai Dự án Samsung CE Complex (SECC) 1,4 tỷ USD tại thành phố Hồ Chí Minh để tập trung sản xuất các sản phẩm điện tử dân dụng như Smart TV, TV LCD, LED… Cùng với xu hướng này, Intel có kế hoạch chuyển một phần sản xuất từ Costa Rica về Việt Nam. Sắp tới, sẽ có 80% sản phẩm CPU Haswell (chip thế hệ thứ 4) của Intel được sản xuất tại Việt Nam.

Thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư của các TNCs là một trong những chiến lược phát triển kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chính vì vậy từ những năm 1987, sau khi luật đầu tu nuớc ngoài ra đời, các công ty đa quốc gia đã vào Việt Nam dưới nhiều phương thức và hình thức khác nhau.

Đã có hàng trăm tập đoàn, doanh nghiệp từ nhiều châu lục, khu vực tới Việt Nam đầu tư và tiếp cận thị trường Việt Nam. Một số xí nghiệp liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài của các công ty TNCs đã xuất hiện ở các khu công nghiệp của Việt Nam. Bên cạnh đó một số hình thức hợp tác truyền thống như hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, cung ứng dịch vụ, chuyển giao công nghệ dưới các hình thức hợp đồng giao thầu, hợp đồng sản xuất...

Trong ba năm đầu (1987-1988) số sự án và quy mô vốn đầu tư của các TNCs nói chung còn rất hạn chế. Nhưng tới giai đoạn 1991-1996 thì số lượng và quy mô

các dự án bắt đầu tăng lên và tăng rất nhanh với tốc độ tăng trung bình khoảng 90% năm. Tới năm 1997, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á nên tốc độ này giảm đáng kể. Mức vốn đầu tư tuy có tăng nhưng không tăng nhanh bằng giai đoạn trước.

Bảng 3.2: Vốn đầu tư của các TNCs qua các năm

Năm 1991 1995 1997 1998 1999 2001 Vốn đầu tư

(triệu USD) 150 448 1.732 1.920 2.135 2.700

Nguồn: Tổng hợp từ các báo kinh tế

Theo số liệu của Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch đầu tư, tính từ năm 1988 đến năm 2001 có khoảng 90 TNCs đã đầu tư vào Việt Nam với 247 dự án và tổng vốn đầu tư của các công ty này là 10.142 triệu USD. Như vậy số vốn trung bình cho mỗi dự án khoảng 41 triệu USD. Vốn pháp định đạt 5.518 triệu USD trong đó phía nước ngoài góp 4.509 triệu USD chiếm 81,7 % vốn pháp định. Số vốn đầu tư thực hiện là 6.828 triệu USD trong đó lượng vốn của phía nước ngoài đạt 3.801 triệu USD chiếm 55,67 % vốn đầu tư thực hiện.

Tính đến cuối năm 2008, đã có 110 TNC nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới của trên 80 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Các nước Châu Á là đối tác lớn nhất, chiếm 76,5% về số dự án và 70% về vốn đăng ký, trong đó các nhà đầu tư thuộc ASEAN chiếm 21,69%, các nước Đông Bắc Á chiếm 46,78% về số dự án. Các nước châu Âu chiếm 15,52% về số dự án và 21,65% về vốn đăng ký và Mỹ chiếm 4,2% số dự án và 2,85% vốn đăng ký, còn lại là các nước ở khu vực khác.

Tình hình đầu tư của các TNC tại Việt Nam hiện nay tiếp tục tăng trưởng vượt bậc. Tính đến năm 2013, Việt Nam thu hút được 15.932 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt hơn 234 tỉ USD và vốn thực hiện trên 112 tỉ USD, trong đó có khoảng 500 dự án của các TNC với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 140 tỉ USD, tập trung vào đầu tư R&D (nghiên cứu, phát triển), công nghệ, kiểm duyệt chất lượng sản phẩm…

Cả nước TNCs

Hình 3.2: So sánh tình hình thực hiện vốn đăng ký của các TNCs với mức trung bình cả nƣớc

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam

Như vậy, tỷ lệ vốn thực hiện trong tổng vốn đầu tư của các TNCs là 67,32 % cao hơn mức trung bình của cả nước (47,54%). Đây cũng là điều dễ hiểu bởi thông thường khi các TNCs quyết định đầu tư vào một nước nào đó, do có tiềm lực về tài chính, kỹ thuật công nghệ ...nên các TNCs sẽ nhanh chóng thực hiện ngay ý định đầu tư của mình. Ngoài ra các TNCs thường có kinh nghiệm trong việc lựa chọn các cơ hội đầu tư nên những lựa chọn này ít bị cản trở bởi những nguyên nhân khách quan.

Các TNCs thường tập trung vào đầu tư ở một số thành phố lớn, trung tâm kinh tế của đất nước nơi có cơ sở hạ tầng tốt như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng, Quảng Ngãi...

Theo thống kê sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khoảng trên 50% vốn FDI của các TNCs tập trung vào các tỉnh trên. Trong đó, khoảng 17% vốn FDI của TNCs tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm gần 1.800 triệu USD; khoảng gần 9,3% vốn tập trung ở Hà Nội chiếm 943 triệu USD; ở Đồng Nai con số này tương ứng là 11% chiếm 1.115 triệu USD; ở Bà Rịa- Vũng Tàu là 9% chiếm 913 triệu USD; ở Bình Dương là 13% chiếm 1.318 triệu USD; ở Hải Phòng là gần 5 % chiếm 507 triệu USD...Ngoài ra FDI của TNCs còn tập trung nhiều ở những vùng phụ cận của các tỉnh thành phố lớn như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh...

Hiện nay đã có rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó phải kể đến 4 trung tâm kinh tế lớn của thế giới: Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc.

* Các TNCs Mỹ

Tính đến 31/12/2014, Hoa Kỳ có 725 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 10990,2 triệu USD. Hoa Kỳ hiện đứng trong nhóm 10 nước có số TNCs

đầu tư vào Việt Nam cao nhất. Tuy nhiên, với tiềm năng của TNCs Hoa Kỳ thì con số các tập đoàn đầu tư vào Việt Nam còn rất khiêm tốn. Trong số vốn đầu tư của các tập đoàn Hoa Kỳ khoảng gần 4.600 dự án trên toàn thế giới với số vốn hàng trăm tỷ USD thì những dự án đầu tư vào Việt Nam chỉ mang tính chất thí điểm. Sự hiện diện của một số công ty Hoa Kỳ tại Việt Nam về cơ bản mới là các công ty con cháu của các tập đoàn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự có mặt của các tập đoàn nổi tiếng như: Coca Cola, Pepsi Co, AIG, Boeing, Citi Group, Ford, Cico, GM, Nike, P&G… Song trong đó, phần lớn các dự án của các tập đoàn nói trên lại được thực hiện thông qua các chi nhánh tại Singapore và các nước khác hơn là trực tiếp từ chính các công ty mẹ. Gần đây nhất là TNC Intel đã có dự án công nghệ thông tin trực tiếp tham gia đầu tư vào Việt Nam tại thành phố HCM với thời gian dự án dài và kim ngạch đầu tư là 1 tỷ USD. Số các công ty con đầu tư từ nước thứ 3 chiếm đại đa số các dự án mà TNCs Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam. Ví dụ: Nike đã ký hợp đồng liên minh chiến lược với các công ty của Đài Loan và Hàn Quốc tại Việt Nam để sản xuất giày da chứ không trực tiếp đặt vấn đề với phía các công ty của nước chủ nhà Việt Nam. Bởi vậy, những con số đầu tư của Hoa Kỳ chưa phản ánh hết quan hệ đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ.

Bảng 3.3: Đầu tư của TNCs Mỹ ở Việt Nam

STT Tên TNCs Lĩnh vực đầu tư Nơi đầu tư Vốn đăng ký(triệu USD) 1 Kidweld Điện lực Vũng Tàu 39,585 2 Cargie Chế biến Đồng Nai 76,257 3 P&G Mỹ phẩm Bình Dương 83,000 4 USI. Hospital Y tế Hà Nội 50,000 5 Ford Ô tô Hải Dương 102,700 6 Chrysler Ô tô Tp. HCM 109,400 7 Coca cola Đồ uống Tp. HCM 182,519 8 Intell CNTT Tp. HCM 1,000 9 Mobil E Dầu khí Vũng Tàu 55,00 10 A.Home Vật liệu xây dựng Bình Dương 46,423 11 Colgate Chất tẩy sửa Tp. HCM 40,000

Nguồn: Tổng hợp từ Báo đầu tư và TS Đỗ Đức Định: Quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000, tr286

* Các TNCs Nhật Bản

Tính đến tháng 12 năm 2006, Nhật Bản có 668 dự án với tổng vốn trên 6,8 tỷ USD đang hoạt động tại Việt Nam, đứng thứ 4 trong danh sách 75 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Trong đó có khoảng trên 30 tập đoàn lớn của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Tính đến 31/12/ 2014, Nhật Bản đứng thứ 2 trong số các nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với 2531 dự án, tổng vốn đăng ký là 37334,5 triệu USD. Theo đánh giá chung của các công ty Nhật Bản thì Việt Nam hội đủ các yếu tố thuận lợi nhất về đầu tư.

Thực tế cho thấy, sau khi giảm mạnh vào 2 năm 1998, 1999, FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam đã có sự phục hồi và gia tăng mạnh, nhất là năm 2005. Đến năm 1999, TNCs Nhật Bản có 14 dự án với 62 triệu USD vốn đăng ký, năm 2000 tổng số vốn đăng ký tăng 30%, số dự án tăng 68% so với năm 1999; năm 2001 so với năm 2000 con số tương ứng là: 103% và 58%; năm 2002 số dự án tăng lên 49 và đạt 119 triệu USD. Từ năm 2003 đến nay, FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam đã liên tục tăng với tốc độ cao cả về số lượng dự án cũng như vốn đầu tư. FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI không còn là làn sóng “thời thượng”, mà là quyết định đúng đắn và nghiêm túc của nhà đầu tư. Đó chính là khẳng định của ông Oshikiri Koji, Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam. Có thể thấy rõ điều này qua việc các doanh nghiệp Nhật Bản đang có mặt tại Việt Nam liên tục tăng vốn. Số vốn của các dự án mở rộng quy mô đầu tư ngày càng tăng, đạt trên 61 triệu USD năm 2003; 590,2 triệu USD năm 2004 và 475,9 triệu USD năm 2005. Trong đó, có một số công ty lớn như Canon (60 triệu USD), Honda (58 triệu USD), TOTO (58 triệu USD), Yazaky (27 triệu USD)… Theo báo cáo tình hình thực hiện đầu tư nước ngoài năm 2005 của Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 31/12/2005 chỉ tính các dự án còn hiệu lực, các công ty Nhật Bản đã có 600 dự án, tổng vốn đầu tư 6.369.728.433 USD, vốn pháp định 2.884.277.045 USD, vốn đầu tư thực hiện 4.143.530.202 USD. Trong quí I năm 2006, đã có thêm nhiều dự án lớn tiến hành lễ động thổ xây dựng nhà máy và chi nhánh như: Dự án của tập đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)