Cải cách thể chế và thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 99 - 101)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3.1.1. Cải cách thể chế và thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế

Hệ thống luật pháp chính sách luôn là một yếu tố quan trọng cấu thành nên môi trường đầu tư. Một mặt, hệ thống luật pháp chính sách là điều kiện đảm bảo sự quản lý của Nhà nước, mặt khác, nó sẽ giúp nhà đầu tư tin tưởng và yên tâm sản xuất kinh doanh, vì chắc chắn về sự an toàn của đồng vốn bỏ ra...Ngoài ra, một hệ thống các quy định của Nhà nước đồng bộ, chặt chẽ nhưng cởi mở phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế không chỉ thu hút TNCs mà còn giúp cho hệ thống này ít bị thay đổi. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có những kế hoạch dài hạn cho tương lai. Trong khi đó, hiện nay ở Việt Nam hệ thống luật pháp và các chính sách còn có vấn đề bất cập. Vì thế, việc hoàn thiện vấn đề này trở thành một yêu cầu cần thiết.

Trước hết, cần phải rà soát lại hệ thống luật pháp, bổ xung các đạo luật còn thiếu (như luật chống bán phá giá, luật chống độc quyền...), sửa đổi những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều cần thiết của luật phải đảm bảo môi trường đầu tư hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao hơn so với các nước trong khu vực, có như thế mới thu hút được nhiều hơn TNCs.

Sau đây xem xét các giải pháp cụ thể sau:

- Việc ban hành, điều chỉnh, sửa đổi luật phải phù hợp với thông lệ quốc tế;

- Đảm bảo sự ổn định của pháp luật và chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra và giữ vững niềm tin cho các nhà đầu tư.

Việc sửa đổi một số điều khoản trong hệ thống chính sách và pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài cần chú trọng :

- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, đẩy nhanh việc cổ phần hoá doanh nghiệp, thành lập mô hình kinh tế mở là biện pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy nhà đầu tư triển khai dự án có hiệu quả;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh;

- Quy định chặt chẽ hơn việc ký kết hợp đồng lao động với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động Việt Nam, tránh những xung đột và thiệt hại về tinh thần và vật chất thường nghiêng hẳn về phía người lao động Việt Nam;

- Sửa đổi thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để khuyến khích sử dụng người Việt Nam giữ các vị trí quản lý và chuyên môn chủ chốt. Xây dựng các chính sách thuế khuyến khích sản xuất phụ tùng, linh kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá; hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Chính sách về thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tín dụng đối với TNCs…

- Tiếp tục thực hiện chủ trương mở rộng phạm vi phân cấp quản lý về đầu tư nước ngoài bao gồm cấp phép đầu tư và các phần việc liên quan đến triển khai dự án... cho các uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc TW trên cơ sở làm tốt công tác quy hoạch, cung cấp thông tin và kiểm tra việc thực hiện chủ trương này;

- Dần điều chỉnh, tiến tới việc áp dụng mặt bằng giá thống nhất đối với cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Xây dựng quy chế quản lý hoạt động tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp FDI, ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế để một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Mặt khác đảm bảo sự quản lý của Nhà nước về hoạt động tài chính của doanh nghiệp;

- Các dự án đầu tư về ngành nông lâm nghiệp và các vùng kinh tế khó khăn nên có chính sách ưu đãi cao hơn các vùng khác;

- Khuyến khích doanh nghiệp hướng mạnh vào sử dụng nguyên liệu trong nước chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu; hạn chế cấp giấy phép cho các dự án xuất khẩu nguyên liệu hoặc sản phẩm chỉ qua sơ chế;

- Cần linh hoạt hơn trong việc quyết định các hình thức đầu tư. Vấn đề này nên xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế cần cho phép các liên doanh nước ngoài trong một số trường hợp được chuyển đổi hình thức đầu tư sang 100% vốn nước ngoài hoặc 100% vốn trong nước;

- Ngoài các khu công nghiệp nhỏ và các cụm công nghiệp để di dời các nhà máy trong các thành phố lớn, cần xem xét chặt chẽ việc thành lập các khu công nghiệp mới;

- Tiến tới chấm dứt cơ chế góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chuyển sang thực hiện chế độ Nhà nước cho thuê đất.

Có thể thấy rằng, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, việc đưa ra chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài không còn có tác động lớn như trước đây nữa. Tuy nhiên, sự cải tiến hệ thống luật pháp và chính sách của Việt Nam theo hướng trên sẽ góp phần vào việc tăng cường thu hút sự tham gia của TNCs vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)