Nguồn tài liệu và dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 43)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Nguồn tài liệu và dữ liệu

Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp và các tài liệu đã công bố từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:

- Niên giám thống kê qua các năm;

- Báo cáo điều tra lao động việc làm - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tổng cục Thống kê;

- Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam - Tổng cục Thống kê; - Báo cáo vĩ mô quý I năm 2015;

- Báo cáo Lao động -Vụ Thống kê Dân số và Lao động - Tổng cục Thống kê; - Báo cáo Đầu tư nước ngoài - Cục Đầu tư nước ngoài - Tổng cục Thống kê; - Kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2014;

- Thời báo Kinh tế Việt Nam.

Nguồn tài liệu: Để thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các tác phẩm: - Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Các giáo trình kinh tế - chính trị; - Sách chuyên khảo;

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

Tác giả luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp được sử dụng chủ yếu như sau:

2.3.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp lịch sử - cụ thể

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn phát hiện nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đôi khi chưa phản ảnh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Do đó, phải sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để giữ lại những yếu tố bản chất trong vai trò của TNCs, từ đó thấy được sự cần thiết của việc thu hút sự tham gia của TNCs vào quá trình CNH, HĐH.

TNCs có nhiều vai trò đối với nền kinh tế thế giới nói chung. Do vậy khi sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, tác giả của luận văn chỉ tập trung vào nội dung vai trò của TNCs đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Hơn nữa, đề tài sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong việc lựa chọn để phân tích các tiêu chí cơ bản đánh giá và các nhân tố chính có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy vai trò của TNCs đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.

Phương pháp trừu tượng hoá khoa học cũng đòi hỏi gắn liền với phương pháp kết hợp logic với lịch sử bởi trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, các quốc gia khác nhau, vấn đề vai trò của TNCs trong quá trình CNH, HĐH cũng khác nhau. Luận văn vận dụng một cách phù hợp với vai trò của TNCs trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.

Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phương pháp logic và lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp này nhằm đạt được các mục đích nghiên cứu sau:

- Xác định được một giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn từ năm 2005 - 2014). Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu vừa là giai đoạn có tính biến động cao đối với tình hình kinh tế Việt Nam (năm 2005 là năm Quốc Hội ban hành Luật Doanh nghiệp sửa đổi);

- Tìm ra được tính logic của thực trạng hoạt động của TNCs và vai trò của nó đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam;

- Xác định những nhân tố ảnh hưởng hay những tiền đề dẫn đến việc thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu và của thời gian tới.

2.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Mọi vấn đề đặt ra luôn luôn phải trả lời câu hỏi "tại sao"?. Điều đó giúp cho việc hiểu các vấn đề một cách thấu đáo, cặn kẽ. Dùng phương pháp phân tích để phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, dễ hiểu hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích sử dụng trong luận văn là thông qua cái riêng để tìm cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để có được cái nhìn tổng thể về sự vật và hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, cái bản chất và quy luật.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu nói chung và nghiên cứu của đề tài này nói riêng, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khả

năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Phương pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phương pháp quan trọng được dùng để nghiên cứu đề tài "Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam". Những nội dung liên quan có sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp là:Trước hết là để phân tích rõ bản chất vai trò của TNCs trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Cùng với đó là sự phân tích tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thu hút TNCs tham gia vào quá trình CNH, HĐH. Phân tích thực trạng vai trò của TNCs trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam để đưa ra các nhóm giải pháp nhằm thu hút sự tham gia hơn nữa của TNCs vào quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.

2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu điển hình của từng chƣơng

2.4.1. Phương pháp sử dụng trong chương 1

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận văn, và tập trung nhiều nhất ở chương tổng quan tài liệu. Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài, phân tích những nội dung chính, phương pháp được sử dụng và các kết luận đã đạt được cũng như những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đó. Phương pháp này được dùng nhiều nhất và tập trung ở phần tổng quan tài liệu. Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả đã chứng minh được khoảng trống cần nghiên cứu chính là đề tài luận văn thạc sỹ này. Hơn nữa, tác giả cũng kế thừa được một số nội dung cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn về vai trò của TNCs và sử dụng cho việc phân tích nội dung của các chương khác của luận văn.

Phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm: Ở chương 1, luận văn nghiên cứu kinh nghiệm thu hút TNCs vào quá trình CNH, HĐH của một số quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… Từ những mô hình này, đánh giá những thành công và hạn chế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể học tập và vận dụng trong quá trình thu hút sự tham gia của TNCs vào quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.

2.4.2. Các phương pháp sử dụng trong chương 3

Nhằm làm rõ nội dung của chương 3 là phân tích vai trò của TNCs trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong chương này:

Phương pháp thống kê mô tả: Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng các bảng biểu và đồ thị để minh chứng cho các bằng chứng định lượng về các phân tích hay nhận định về vai trò của TNCs đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Để có cơ sở phân tích, đánh giá vai trò của TNCs, luận văn đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan tới nhiệm vụ của đề tài. Những số liệu luận văn thu thập được chủ yếu là số liệu thứ cấp như niêm giám thống kê, các báo cáo, các công trình nghiên cứu và phân tích tình hình hoạt động của TNCs ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những nhận định khách quan, đồng thời đề xuất ra các nhóm giải pháp nhằm thu hút hơn nữa sự tham gia của TNCs vào quá trình CNH, HĐH đất nước.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của vai trò của TNCs đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014, trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái

quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về vấn đề nâng cao vai trò của TNCs đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.

Phương pháp phân tích định tính: Sau khi đã thu thập được nguồn dữ liệu đáng tin cậy, luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính để đưa ra các nhận xét, đánh giá, làm rõ về những đóng góp tích cực và những mặt còn hạn chế của TNCs trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong chương 4

Chương 4 của luận văn tập trung tìm ra những giải pháp để thu hút sự tham gia của TNCs vào quá trình CNH, HĐH đất nước và chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp kết hợp với phương pháp dự báo. Trên cơ sở nhận thức quan điểm, đường lối chung của Đảng về TNCs để tìm ra cách vận dụng sáng tạo vào quá trình CNH, HĐH đất nước. Luận văn cũng dựa trên cơ sở học tập kinh nghiệm phát triển của các quốc gia khác, vận dụng phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam nhằm đưa ra các nhóm giải pháp cho việc thu hút có hiệu quả sự tham gia của TNCs vào quá trình CNH, HĐH.

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH VAI TRÕ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

3.1. Khái quát về các công ty xuyên quốc gia và CNH, HĐH ở Việt Nam

3.1.1. Khái quát về hoạt động của TNCs ở Việt Nam

3.1.1.1. TNCshoạt động ở nhiều lĩnh vực và đến từ nhiều quốc gia

Giai đoạn 1988 - 1997, phần vốn của TNCs từ các nước công nghiệp châu Âu, Mỹ và Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 40% tổng mức đầu tư vào Việt Nam; phần còn lại được thực hiện chủ yếu từ TNCs châu Á. Trong đó vốn đầu tư của TNCs Đông Á (trừ Nhật Bản, còn lại chủ yếu là các nước đang phát triển) chiếm 64,8% trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp của 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Theo báo cáo (5/11/2009) của UNCTAD, đã có hơn 84 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hình thức chính là liên doanh (chiếm khoảng 61% số dự án và 70% tổng vốn đăng ký). Đáng chú ý là sự xuất hiện của hơn 100 công ty trong danh sách 500 TNC lớn nhất mà tạp chí Fortune (Mỹ) bình chọn hàng năm, đã thiết lập quan hệ đầu tư, trao đổi thương mại, cung cấp dịch vụ (tư vấn, tài chính, du lịch, xây dựng, bảo hiểm...) và chuyển giao công nghệ ở nước ta như: Coca Cola, Nescafe, Ford, Toyota, Nissan, Honda, Mercedes, Deawoo, Total, Tiger, carlsberg, Nokia, Samsung, AIA, Nestle, Alcatel, Nicrofoft, P & G ...Các nước Châu Á là đối tác lớn nhất, chiếm 76,5% về số dự án và 70% về vốn đăng ký, trong đó các nhà đầu tư thuộc ASEAN chiếm 21,69%, các nước Đông Bắc Á chiếm 46,78% về số dự án. Các nước châu Âu chiếm 15,52% về số dự án và 21,65% về vốn đăng ký và Mỹ chiếm 4,2% số dự án và 2,85% vốn đăng ký, còn lại là các nước ở khu vực khác.

Về đầu tư, tính đến năm 2013, Việt Nam thu hút được 15.932 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt hơn 234 tỉ USD và vốn thực hiện trên 112 tỉ USD, trong đó có khoảng 500 dự án của các TNC với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 140 tỉ USD, tập trung vào đầu tư R&D, công nghệ, kiểm duyệt chất lượng sản phẩm…

Xét về số lượng TNCs, tính đến nay ở Việt Nam có khoảng trên 400 TNC, trong đó TNCs đến từ châu Á chiếm khoảng 60%; châu Âu chiếm khoảng 25%. Số liệu trên đây cho thấy, đa phần vốn FDI mà Việt Nam tiếp nhận được chủ yếu là TNCs đến từ các nền kinh tế châu Á. Điều này được lý giải phần nào là do có sự gần gũi về văn hóa và các yếu tố địa - kinh tế khác. Ngoại trừ Nhật Bản, các nước và vùng lãnh thổ trên đều là những nền kinh tế có tiềm lực vốn và công nghệ cao.

3.1.1.2. Hình thức đầu tư của TNCsrất phong phú và có sự chuyển đổi rõ rệt

Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình CNH, khả năng tiếp nhận công nghệ cao và giải ngân các dự án có quy mô lớn còn hạn chế, nên việc triển khai các dự án vừa và nhỏ, công nghệ ở mức trung bình và khá tỏ ra thích hợp hơn với trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta. Do đó, các lĩnh vực đầu tư không thể là những ngành công nghệ cao, đòi hỏi vốn lớn mà phần lớn là các ngành điện tử, dệt may, chế biến nông, lâm, hải sản, dịch vụ du lịch và khách sạn... Trong số 500 công ty lớn nhất thế giới mà tạp chí Fortune (Mỹ) bình chọn hàng năm, chỉ có 22% (110 công ty) tiến hành các hoạt động đầu tư và thiết lập các quan hệ thương mại hàng hóa - dịch vụ, công nghệ ở Việt Nam.

Một số hình thức mà TNCs thường sử dụng như:

- Công ty 100% vốn nước ngoài:Đây là hình thức đã có từ lâu. Hầu hết TNCs đều sử dụng hình thức này để thực hiện xâm nhập vào nền kinh tế của các nước chủ nhà. Một số phương thức được TNCs sử dụng như mua lại xí nghiệp của nước chủ nhà hoặc đầu tư xây dựng mới theo các điều khoản quy định trong luật đầu tư. Một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)