Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 120 - 126)

4.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC

4.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ

Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thƣơng mại, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hƣớng quá đột ngột gây ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng là một đòi hỏi cấp bách. Nhà nƣớc phải không ngừng tạo ra môi trƣờng pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tƣ. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới môi trƣờng kinh tế, coi đó là giải pháp tổng thể và cơ bản nhất trong quá trình đổi mới mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nói riêng, chẳng hạn nhƣ:

- Trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật cần nắm bắt nhanh và kịp thời mọi sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cần phải thu thập ý kiến đầy đủ, khách quan từ các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp để đảm bảo việc thực thi đƣợc chính xác, hiệu quả, công bằng và phù hợp với điều kiện thực tế;

- Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, làm thế nào để trong trƣờng hợp ngân hàng đã thực hiện đúng các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản khi cho vay thì khi xử lý nợ, ngân hàng đƣợc toàn quyền trong việc thanh lý tài sản nhận làm đảm bảo đó để thu nợ nhằm khắc phục các khó khăn về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay nhƣ hiện nay;

- Thúc đẩy thị trƣờng tài chính, trƣớc hết là thị trƣờng liên ngân hàng và thị trƣờng tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tƣ nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhƣ hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế,…để thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thƣơng mại nói riêng phát triển an toàn, bền vững và hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển của một đất nƣớc, hệ thống Ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò rất quan trọng. Các Ngân hàng thƣơng mại góp phần điều hoà lƣợng tiền trong lƣu thông giúp ổn định giá cả, chống lạm phát, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế giúp quá trình sản xuất - trao đổi - tiêu dùng diễn ra trôi chảy hơn. Ngân hàng thƣơng mại huy động với mọi nguồn vốn trong nền kinh tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện việc tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và theo chiều sâu. Thực hiện tốt việc tự do di chuyển vốn từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.

Tuy hoạt động tín dụng của Ngân hàng đem lại hiệu quả cao nhƣng kèm theo đó là rủi ro tiềm ẩn rất lớn. Một Ngân hàng gặp rủi ro lớn sẽ ảnh hƣởng tới toàn bộ hệ thống Ngân hàng.Vì thế, rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu không những đối với cán bộ Ngân hàng mà còn là của toàn xã hội. Bên cạnh những chuyển biến tích cực trong quá trình hoạt động, các Ngân hàng thƣơng mại đã và đang gặp không ít khó khăn trong việc huy đọng vốn và sử dụng vốn đạt hiệu quả. Đặc biệt đối với kinh tế ngoài quốc doanh, hoạt động cho vay đối với loại hình này còn có nhiều hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng. Với tính cấp thiết này, mong rằng một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh mà em đã trình bày sẽ góp một phần nhỏ vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh tiền tệ nói chung. Qua đó, góp phần củng cố sự phát triển và ổn định của hệ thống Ngân hàng, đáp ứng đƣợc yêu cầu Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nƣớc.

Tuy nhiên đây là một lĩnh vực phức tạp mà bản thân em trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế còn có những hạn chế về nhận thức và thời gian. Do vậy, những nội dung thể hiện trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo cùng các bạn để luận văn của em đƣợc hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn

hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng việt

1. Lê Thị Huyền Diệu, 2010.Luận cứ khoa học về xác dịnh mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viên Ngân hàng Hà Nội.

2. Lê Thị Hồng Điều, 2008. Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

3. Edwand WReed, 2004. Ngân hàng Thương Mại. Hà Nội: NXB Thống kê.

4. Frederic Smishkin, 2011. Tiền tệ. Ngân hàng và Thị trường tài chính.

Hà Nội:NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

5. Đặng Thị Thu Hà, 2015. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dương. Luận văn thạc sỹ.Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Ninh Bình, 2012-2014. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012– 2014.

7. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.

8. Peter Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

9. Đỗ Văn Phong ,2012. Nângcao chất lượng quản trị rủi ro tại NHTM CP Quân đội. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Bùi Ngọc Quỳnh, 2013. Quản trịrủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN.Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

11. Thân Thị Thanh Thảo, 2010.Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Đà Nẵng. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Đại học Đà Nẵng.

12. Lê Đức Thọ ,2005.Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sỹ kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Văn Tiến, 2010.Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Hà Nội:NXB Thống kê.

14. Nguyễn Thị Thu Trâm, 2007. Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công Thương Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Nguyễn Đức Tú , 2012.Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

16. Nguyễn Quang Vinh, 2007. Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Ngoại thƣơng Thành phố Hồ Chí Minh.

II. Các Website

17. http://www.economy.com.vn[Ngày truy cập: 10 tháng 08 năm 2015].

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

Xin chào các Anh/Chị!

Tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát điều tra để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “Quản lý rủi ro rín dụng tại ngân hàng TMCP Công thƣơng Ninh Bình ” Rất mong các Anh (Chị) dành chút thời gian trả lời bảng câu hỏi dƣới đây để giúp tôi hoàn thiện đề tài này..

Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Anh/Chị !

Xin vui lòng tích dấu (v) vào câu trả lời phù hợp nhất

I. THÔNG TIN VỀ CÁN BỘ ĐƢỢC PHỎNG VẤN

1. Độ tuổi của bạn:

□ Dƣới 25 tuổi □ Từ 25 - 35 tuổi □ Trên 35 tuổi 2. Số năm làm công tác tín dụng Ngân hàng:

□ Dƣới 3 năm □ Từ 3 - 7 năm □ Trên 7 năm 3. Bằng cấp chuyên môn của bạn:

□ Trung cấp □ Đại học □ Trên Đại học

II. CÂU HỎI ĐIỀU TRA

4.Những khó khăn khi cấp tín dụng cho khách hàng?

□ Thiếu thông tin về ngành nghề khách hàng đang kinh doanh □ Nhân viên thiếu kinh nghiệm, chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ □ Xây dựng chính sách tín dụng chƣa hợp lý, rõ ràng

5. Đánh giá về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong ngân hàng? □ Tốt

□ Khá tốt □ Không tốt

6. Đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng? □ Tốt

□ Khá tốt □ Không tốt

7. Ý kiến đề xuất đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng?

□ Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro.

□ Tăng cƣờng cơ chế kiểm tra, kiểm soát, giám sát từ xa □ Tăng cƣờng sự hợp tác giữa các ngân hàng trên địa bàn

□ Thƣờng xuyên kiểm tra nợ vay, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn □ Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

□ Tăng cƣờng nhân viên cập nhật thông tin thị trƣờng, theo dõi diễn biến ngành

□ Hạn chế giải ngân cho KH đã có nợ quá hạn với NH

□ Tách riêng bộ phận có chuyên môn định giá tài sản đảm bảo □ Không có ý kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 120 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)