Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 67 - 69)

3.1. KHÁIQUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh NHCT Ninh Bình giai đoạn 2012 -2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Nguồnvốn huy động 3.593 4.068 5.379

Tổng dƣ nợ cho vay 4.079 5.069 5.824

Tăng trƣởng tổng dƣ nợ cho vay (%) 5 24 15

Tăng trƣởng tổng vốn huy động (%) 20 13 32

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương Ninh Bình năm 2012 - 2014)

Quan sát bảng trên ta có thể nhận thấy các chỉ số tài chính tình hình kinh doanh của VietinBank Ninh Bình khá hiệu quả và tăng trƣởng tƣơng đối ổn định qua từng năm.

Về nguồn vốn huy động tiền gửi của khách hàng, trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trƣờng có nhiều kênh thu hút vốn nhƣng qua số liệu cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình vẫn giữ tốc độ tăng ổn định. Cuối năm 2013, con số này là 4.068 tỷ đồng, với bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều khó khăn, tỷ lệ tăng trƣởng hạ nhiệt so với năm 2012 với tỉ lệ chỉ hơn 13%, tƣơng ứng với mức tăng 475 tỷ đồng. Đến năm 2014 với tình hình lãi suất căng thẳng, thị trƣờng luôn sẵn sàng có những cuộc đua về lãi suất nhằm lôi kéo khách hàng thì Vietinbank Ninh Bình lại có đƣợc một kết quả tốt với hơn 5.379 tỷ đồng, tỉ lệ tăng trƣởng là 32%, tăng hơn 1.311 tỷ đồng so với năm 2013. Điều này đã chứng tỏ sự tin tƣởng của khách hàng vào Vietinbank Ninh Bình ngày càng cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và tăng cƣờng công tác quảng bá hình ảnh.

Về tổng dƣ nợ cho vay, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang đẩy mạnh hoạt động đi vay để đầu tƣ phát triển sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế,

dƣ nợ cho vay khách hàng tăng đột biến trong năm 2013, với mức tăng 990 tỷ đồng, lên tới 24% so với năm 2012. Tuy nhiên đến năm 2014, con số này có hạ nhiệt hơn chút, chỉ tăng trƣởng với tỷ lệ 15% tƣơng ứng với 755 tỷ đồng so với năm 2013. Tuy nhiên đây vẫn là kết quả tăng trƣởng đạt so với quy định tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc trong năm 2014. Dƣ nợ tín dụng tăng có thể là do các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân đang có nhu cầu nhiều về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tăng trƣởng tín dụng là điều đáng khích lệ, nó đem lại nguồn lợi cho ngân hàng nhƣng Ngân hàng nên điều chỉnh để thực thi đúng theo tinh thần của Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng ổn định hơn. Đây cũng chính là kết quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng. Tuy nhiên đi kèm với tăng trƣởng cao thì cũng là bài toán khó cho ngân hàng trong việc đảm bảo chất lƣợng khoản vay, tránh đƣợc các loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

Ở đây ta thấy nguồn vốn huy động lại nhỏ hơn nhiều so với tổng dƣ nợ cho vay, nguyên nhân là do Chi nhánh ngân hàng Công thƣơng Ninh Bình nhận vốn điều hòa từ Chi Nhánh cấp 1 chuyển xuống, với mục đích đảm bảo đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh hơn sau khủng hoảng kinh tế.

Bảng 3.2: Bảng kê chi tiết phần thu nhập

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

So sánh (%) Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)

Thu nhập từ lãi cho

vay, đầu tƣ, gửi vốn 795,037 986,654 24 986,654 1.970 99 Thu từ hoạt động

dich vụ 25,212 26,069 3 26,069 28,523 9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương Ninh Bình năm 2012 - 2014)

Từ bảng trên ta thấy, chủ yếu thu nhập là từ lãi cho vay, đầu tƣ, gửi vốn, trong khi đó, thu từ các hoạt động dịch vụ và thu xử lý rủi ro chỉ chiếm một con số tƣơng đối nhỏ. Tuy nhiên, năm 2013 so với năm 2012, tỷ lệ tăng thu từ lãi cho vay, đầu tƣ, gửi vốn chỉ là 24%, ít hơn cả mức tỷ lệ tăng của thu từ xử lý rủi ro. Nhƣng năm 2014 so với năm 2013, thì thu từ lãi cho vay, đầu tƣ, gửi vốn tăng đến 1.970.266 triệu đồng, tƣơng ứng với tỉ lệ tăng là 205% - một con số ấn tƣợng trong năm 2014. Trong khi đó, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ chỉ tăng nhẹ 9% so với năm 2013. Thu nhập từ lãi tăng mạnh trong năm 2014 là nhờ dƣ nợ cho vay tăng 15%. Xét về cơ cấu thu nhập 2014, thu nhập từ lãi chiếm tỉ trọng lớn với 98,5% tổng thu nhập hoạt động trong khi thu nhập từ phí dịch vụ và xử lý rủi ro chỉ lần lƣợt là 28.523 và 936 triệu đồng.

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG NINH BÌNH

Trƣớc khi đi sâu phân tích tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình, chúng ta sẽ xem xét phân tích về một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng, về cơ cấu cho vay và chất lƣợng tín dụng trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)