Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 35 - 39)

1.4. QUẢN LÝRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ

1.4.2. Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng

1.4.2.1. Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng nhằm đạt đƣợc rất nhiều mục tiêu trong đó mục tiêu quan trọng nhất là hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng. Nó đƣợc biểu hiện qua các chỉ tiêu liên quan đến nhiều đối tƣợng: mục tiêu chung của ngân hàng, mục tiêu của quản lý RRTD, chất lƣợng tín dụng, xây dựng và quản lý quỹ dự phòng rủi ro…các chỉ tiêu đó có thể là định lƣợng hay định tính và có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, có thể bổ sung cho nhau nhƣng cũng có thể mâu thuẫn với nhau. Do đó, để có thể đánh giá một cách chính xác hiệu quả quản lý RRTD thì phải đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu đó trong một hệ thống các chỉ tiêu cả định tính lẫn định lƣợng. Đồng thời, cũng căn cứ vào từng trƣờng hợp cụ thể để có sự ƣu tiên cho chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác, cho đối tƣợng này hay đối tƣợng khác.

Bên cạnh đó quản lý rủi ro tín dụng cũng nhằm mục tiêu tăng trƣởng bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh cho ngân hàng. Bởi vì ngân hàng muốn mở rộng thị trƣờng tăng trƣởng nhanh chóng và hiệu quả thì ngoài các yếu tốkinh doanh khác việc có một hệ thống quản lý rủi ro có hiệu quả là một phần không thể thiếu.

1.4.2.2. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Trong sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế và thị trƣờng thì việc xây dựng một chiến lƣợc quản lý rõ ràng, chính xác là tất yếu. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng khi có RRTD xẩy ra và có chính sách phù hợp để hạn chế RRTD ở mức thấp nhất có thể.

Nội dung bao trùm của toàn bộ quá trình quản lý rủi ro tín dụng là xây dựng chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng. Chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng là hệ thống các quan điểm, các mục đích và mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của NHTM nhằm đạt đƣợc các mục đích, mục tiêu đặt ra trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng dựa trên các cơ sở và xem xét nhiều khía cạnh khác nhau:

- Môi trƣờng hoạt động kinh doanh của ngân hàng với các yếu tố sau: tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn hoạt động của ngân hàng, tính chất lĩnh vực mà ngân hàng cấp tín dụng, khả năng của đối thủ cạnh tranh với ngân hàng. Thị trƣờng mục tiêu của ngân hàng, nguồn lực vật chất và trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên là nhân tố tác động đến khả năng hoạt động của ngân hàng trên những khu vực thị trƣờng nhất định.

- Căn cứ vào các quy định của cơ quan quản lý: Việc xây dựng chiến lƣợc quản lý RRTD của ngân hàng luôn phải dựa trên những quy định của cơ quan có thẩm quyền về quản lý ngân hàng mà trƣớc hết là của ngân hàng nhà nƣớc.

- Căn cứ vào hệ thống các nguyên tắc quản lý RRTD. Chiến lƣợc quản lý RRTD phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng tuân thủ các quy tắc tín dụng đề ra.

- Căn cứ vào mô hình tổ chức hoạt động tín dụng hiện tại. Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng ảnh hƣởng lớn đến việc thực hiện chiến lƣợc quản lý RRTD. Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng phải đảm bảo độc lập giữa 3 chức năng: bán hàng (tƣ vấn, tiếp thị, đàm phán …), quản lý rủi ro (phân tích thẩm định, đánh giá định kỳ…), tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi tài sản đảm bảo…).

- Căn cứ vào công tác phân tích lợi nhuận rủi ro của ngân hàng. Trong hoạt động của mình, ngân hàng luôn phải đối mặt với các loại rủi ro. Giữa rủi ro và lợi nhuận luôn có sự quan hệ mật thiết với nhau, lợi nhuận luôn phải đi liền với các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Thông qua hoạt động phân tích báo cáo tài chính và báo cáo RRTD có thể rút ra những thông tin hữu ích để xác định phạm vi RRTD có thể chấp nhận đƣợc của ngân hàng cho thời kỳ tiếp theo. Căn cứ vào những phân tích, những dự báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

- Căn cứ vào kinh nghiệm của chính ngân hàng trong quản lý danh mục cho vay, trình độ khoa học của hệ thống đánh giá, xếp loại RRTD, trình độ nhân lực, báo cáo RRTD kỳ trƣớc…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)