Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 57 - 59)

a. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệuthu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo.Cùng với phân tích biểu đồ, sơ đồ đơn giản tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu. Để hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm đƣợc các phƣơng pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng. Tôi sử dụng phƣơng pháp này thông qua các kỹ thuật này nhƣ sau:

- Biểu diễn dữ liệu bằng sơ đồ, biểu đồ trong đó các biểu đồ, sơ đồ mô tả dữ liệu hoặc so sánh dữ liệu.

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

- Thống kê tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

b. Phân tổ thống kê

Một trong những phƣơng pháp chủ chốt trong nghiên cứu số liệu thống kê, đƣợc sử dụng trong giai đoạn: tổng hợp và phân tích số liệu thống kê. Phân tổ thống kê căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tƣợng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có các mức độ hoặc đặc điểm khác nhau. Phân tổ thống kê là việc làm tất yếu để thực hiện các phƣơng pháp tiếp theo, nhằm hệ thống hoá các tài liệu ghi chép ban đầu, lập các bảng thống kê và tính toán chỉ tiêu phục vụ cho bƣớc phân tích thống kê. Chỉ sau khi đã phân chia hiện tƣợng nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau, việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ kết cấu, sự biến động, mối liên hệ giữa các thành phần, mới có thể rút ra nhận xét đúng.

Mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lƣợng biến có hai giới hạn: giới hạn dƣới là lƣợng biến nhỏ nhất để hình thành tổ đó, giới hạn trên là lƣợng biến

nếu vƣợt quá nó thì chất đổi và hình thành một tổ mới. Chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dƣới gọi là khoảng cách tổ (h).Khoảng cách tổ không nhất thiết phải bằng nhau. Nếu phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau thì trị số khoảng cách tổ đƣợc xác định bởi công thức:

h = ( Xmax – Xmin )/n

Trong đó:

Xmax: Lƣợng biến lớn nhất Xmin: Lƣợng biến nhỏ nhất n: Số tổ định chia

Ví dụ phân tổ Tổng hợp phân loại nợ năm 2012- 2014 ta có: a) Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày. b) Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dƣới 90 ngày;

- Các khoản nợ có đủ cơ sở đánh giá xếp loại vào nhóm nợ cao hơn c) Nợ nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến dƣới 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, các khoản nợ do ngân hàng trả thay đối với các khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận thanh toán (do khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ) quá hạn dƣới 30 ngày;

- Các khoản nợ có đủ cơ sở đánh giá xếp loại vào nhóm nợ cao hơn; d) Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến dƣới 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theothời hạn trả nợ đã đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ có đủ cơ sở đánh giá xếp loại vào nhóm nợ cao hơn. đ) Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ có đủ cơ sở đánh giá xếp loại vào nhóm nợ cao hơn. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro:

- Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) : 0%; - Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) : 5%;

- Nợ nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) : 20%; - Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) : 50%; - Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) : 100%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)