Giải pháp xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 115 - 117)

4.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝRỦI RO TÍN DỤNG TẠ

4.2.2. Giải pháp xử lý rủi ro

Theo thông tƣ số 02 ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thì có 4 giải pháp xử lý rủi ro tín dụng: gia hạn nợ, khoanh nợ, bán nợ và xóa nợ.

Gia hạn nợ : đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp : Khách hàng vay vốn gặp khó khăn về tài chính và trả nợ vay do một trong các nguyên nhân rủi ro bất khả kháng, nhƣ là: Thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến tranh, rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của Nhà nƣớc trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tƣ hoặc nhà xuất khẩu;

Khoanh nợ : đƣợc áp dụng trong điều kiện : Khách hàng bị rủi ro do các nguyên nhân khách quan theo quy định, có khó khăn tạm thời về tài chính không trả đƣợc nợ vay theo đúng cam kết mà các biện pháp gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ ko giúp KH khắc phục để trả đƣợc nợ vay.

Số tiền và thời hạn khoanh nợ sẽ đƣợc xác định trên cơ sở mức độ thiệt hại về vốn, khó khăn về tài chính. Thời hạn khoanh nợ tối đa không quá 3 năm.

Bán nợ: đƣợc áp dụng đối với khách hàng bị rủi ro do các nguyên nhân

khách quan theo quy định; bên mua nợ là tổ chức, cá nhân có chức năng, mua nợ theo quy định của pháp luật, sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý nợ, gia hạn nợ và khoanh nợ.

Xóa nợ: áp dụng đối với các KH vay vốn gặp khó khăn trong việc trả nợ

vay do 1 số nguyên nhân rủi ro khách quan: thiên tai, mất mùa....sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.

Tuy nhiên, trong xử lý các khoản cho vay khó đòi thông thƣờng các ngân hàng thƣơng mại phải lựa chọn một trong hai hình thức là: Tổ chức khai thác hoặc thanh lý tài sản thế chấp ( tức là gia hạn nợ, khoanh nợ, hoặc bán nợ). Khai thác là một quá trình làm việc với ngƣời vay cho đến khi ngƣời vay

hoàn trả đƣợc một phần hay toàn bộ số nợ mà không đƣa vào các công cụ pháp lý để ép buộc. Thanh lý là ép ngƣời vay phải tuân theo các điều khoản của hợp đồng tín dụng, áp dụng và thực hiện tất cả các biện pháp pháp lý có thể để đạt đƣợc mục đích.

Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến sự lựa chọn mà ngân hàng sẽ theo để xử lý các khoản cho vay, nổi bật nhất là khó khăn trong việc thu nợ và tổn thất có thể xảy ra, trong trƣờng hợp này ngân hàng phải áp dụng hình thức thu nợ bắt buộc theo luật. Bên cạnh đó các yếu tố nhƣ sự thật thà, thái độ của ngƣời vay đối với các khoản nợ tỏ ra có trách nhiệm, sức mạnh tài chính và khả năng trả nợ của ngƣời vay còn có nhiều khả quan thì ngân hàng áp dụng hình thức tổ chức khai thác, hình thức này vừa không nhẫn tâm với ngƣời vay mà còn tỏ ra có lợi cho ngân hàng.

Trong hoạt động thu nợ, ngân hàng cần phải có sự cộng tác chặt chẽ với ngƣời vay và tranh thủ sự cộng tác của các cơ quan hành chính và luật pháp ở địa phƣơng nơi ngƣời vay hoạt động.

Một khoản vay có vấn đề, không có nghĩa là ngân hàng đã mất tất cả, rất có thể vào thời điểm ra hạn cuối cùng ngƣời vay sẽ hoàn trả đƣợc đầy đủ các khoản nợ của ngân hàng, mà không cần có sự can thiệp của các cơ quan chức trách và điều hành pháp luật. Hoặc phải áp dụng những hình thức cuối cùng nhƣ phát mại tài sản thế chấp. Những biện pháp cuối cùng chỉ nên áp dụng khi ngƣời vay cố tình lừa đảo hoặc mất hoàn toàn khả năng thanh toán. Vì nó sẽ gây ra rất nhiều phiền phức và tốn kém cho ngân hàng và cả ngƣời vay. Vì vậy, việc lựa chọn một trong hai hình thức trên đòi hỏi ngân hàng phải tính toán một cách thận trọng, với mục đích cuối cùng là giảm tối đa những thiệt hại do ngƣời vay mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)