Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 94 - 96)

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝRỦI RO TÍN DỤNG NGÂN

3.3.2. Những hạn chế

3.3.2.1. Về việc thiết lập một môi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt

Trong chiến lƣợc hoạt động Vietinbank chƣa có sự phân tích toàn diện liên quan đến các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hƣớng phát triển ngành ngân hàng, thị trƣờng dịch vụ, thị trƣờng vốn, cũng nhƣ tính đến tình hình quốc tế. Điều này có thể thấy rõ qua các báo cáo tổng kết kinh doanh hàng năm.

Sự không tôn trọng một cách nhất quán các quy tắc kinh doanh ngân hàng tuy rằng bề ngoài vẫn là tuân thủ quy chế, quy định. Bị sức ép của quyền lực, mối quan hệ và quyền lợi của cá nhân hoặc của một nhóm ngƣời nào đó mà bỏ qua các nguyên tắc bảo đảm sự an toàn của ngân hàng- nhất là trong hoạt động tín dụng.

Đặt chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ cao cho các cán bộ tín dụng, dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng vì thành tích ngắn hạn mà bỏ qua việc đánh giá các rủi

ro dài hạn, không phân tích đến chất lƣợng tín dụng và không thực hiện đủ các thủ tục theo quy trình nghiệp vụ.

Có sự thiếu hụt nghiêm trọng về số lƣợng nhân lực và chất lƣợng nhân lực so với kế hoạch tăng trƣởng kinh doanh do Ban Điều hành đặt ra. Sƣ quá tải về công việc và sự thiếu hụt nhân lực không đảm bảo cho các khâu kiểm tra đƣợc thực hiện đầy đủ và trọn vẹn. Hệ quả tất yếu là phát sinh ra các rủi ro trong hoạt động tác nghiệp. Còn hạn chế trong hình thức cho vay đồng tài trợ đối với các dự án lớn.

3.3.2.2. Về việc nhận dạng, phân tích, đo lường, theo dõi, cảnh báo và kiểm soát rủi ro tín dụng

Chƣa phân tích và định lƣợng một cách đầy đủ các loại rủi ro tín dụng và chƣa xây dựng một quy trình giám sát đầy đủ nhằm hạn chế các loại rủi ro này và không có các kế hoạch để đối phó trong các trƣờng hợp có biến động đột xuất của môi trƣờng kinh doanh, sự thay đổi cơ cấu tổ chức, thay đổi công nghệ….

Hệ thống đánh giá tín dụng còn mang tính chất cảm tính, chủ quan nên việc xét duyệt cho vay phần nhiều dựa trên tài sản thế chấp. Sự phân công cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ vay không hợp lý, không đánh giá dựa trên năng lực thẩm định và số lƣợng hồ sơ đang quản lý của cán bộ tín dụng dẫn đến kết quả thẩm định, phân tích khoản vay có thể không chính xác.

Hiệu quả xử lý đối với các khoản nợ xấu còn nhiều hạn chế, không theo dõi đầy đủ quá trình thực hiện thu hồi nợ của bộ phận xử lý nợ khiến cho tiến độ xử lý nợ chậm.

Hệ thống báo cáo tín dụng vẫn chƣa kịp thời và đảm bảo độ chính xác. Hệ thống cung cấp nhiều loại báo cáo tín dụng khác nhau nhƣng thiếu sự phân tích tập trung. Các báo cáo chỉ thể hiện số liệu nhiều hơn là chỉ ra các nguyên nhân biến động.

Hệ thống kiểm soát nội bộ tỏ ra không hiệu quả trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, về đạo đức nghề nghiệp. Chỉ đến khi phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, mới bắt đấu truy tìm nguyên nhân và tìm cách khắc phục hậu quả.

Sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát ngân hàng nhƣ Thanh tra ngân hàng, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ chƣa đồng bộ. Trong khi, các thủ tục trong quy trình nghiệp vụ tín dụng chƣa đƣợc kiểm tra chặt chẽ, chƣa đƣợc đánh giá một cách độc lập, khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)