Dự phòng tổn thất tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 41 - 44)

1.4. QUẢN LÝRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ

1.4.5. Dự phòng tổn thất tín dụng

Dự phòng tổn thất tín dụng nhằm giúp cho các ngân hàng chủ động đối phó với các tổn thất dự kiến trên cơ sở phân loại nợ của các NHTM. Trên cơ sở phân loại nợ, các TCTD thực hiện việc trích lập DPRR cho từng khoản vay theo nguyêntắc đƣợc phép các định giá trị TSĐB để khấu trừ ra khỏi số tiền đƣợc trích lập với tỷ lệ trích lập tƣơng ứng với các nhóm nợ. Ngân hàng trích dự phòng rủi ro theo tỷ lệ nhất định tùy từng loại đối tƣợng đầu tƣ vốn và tính chất của khoản đầu tƣ. Dự phòng này sẽ bù đắp cho những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh.

Theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam thì nợ của ngân hàng thƣơng mại đƣợc phân loại thành 5 nhóm sau (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng):

- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

- Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;

- Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Nợ thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây:

Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tƣợng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

Nợ đƣợc bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay đƣợc sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

Nợ không có bảo đảm hoặc đƣợc cấp với điều kiện ƣu đãi hoặc giá trị vƣợt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tƣợng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vƣợt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài;

Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

- Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc;

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc;

- Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Cả 2 loại dự phòng đều tính vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ của ngân hàng.

Tại Khoản 2, Điều 12 của Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN quy định mức trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ nhƣ sau:

Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100% Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đƣợc tính theo công thức sau: R =

Trong đó:

R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng

: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dƣ nợ thứ 1 đến thứ n.

: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dƣ nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri đƣợc xác định theo công thức:

- Ci) x r Ai: Số dƣ nợ gốc thứ i.

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của khoản nợ thứ i. r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm.

Trƣờng hợp Ci > Ai thì Ri đƣợc tính bằng 0.

Tại khoản 1, Điều 13 của Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN quy định mức trích lập dự phòng chung phải trích đƣợc xác định bằng 0,75% tổng số dƣ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau: Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng trong nƣớc, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam theo quy đinh của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng nƣớc ngoài; Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khác tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)