MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 99 - 102)

Định hƣớng phát triển kinh doanh trong hoạt động tín dụng là một phần của định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh chung của toàn Ngân hàng. Định hƣớng hoạt động tín dụng đƣợc ban hành trong từng giai đoạn trên cơ sở chiến lƣợc kinh doanh chung của Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình và đƣợc thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trƣờng và tình hình hoạt động thực tế của Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình.

4.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới

Môi trƣờng hoạt động năm 2015 sẽ tiếp tục biến động theo chiều hƣớng rất phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các ngân hàng. Kinh tế thế giới nói chung đã có đƣợc những bƣớc phục hồi đáng kể sau suy thoái. Tuy nhiên trên thế giới lại xuất hiện những vấn đề phức tạp mới xung quanh vấn đề chính trị, thiên tai và khả năng khủng hoảng lƣơng thực toàn cầu ảnh hƣởng xấu đến xuất khẩu của Việt Nam, gây khó khăn cho việc huy động vốn từ nƣớc ngoài, đồng thời đƣa giá vàng vào xu thế tăng giảm thất thƣờng.

Trong nƣớc, các biện pháp đảm bảo tăng trƣởng và kiềm chế lạm phát sẽ làm hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu nhiều sức ép và khó khăn. Sẽ có nhiều ngân hàng mới, bao gồm cả các ngân hàng nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng và cạnh tranh về thị phần, đặc biệt là thị phần huy động và cho vay sẽ quyết liệt hơn. Thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bất động sản sẽ ngày càng quy củ hơn và tiếp tục sẽ là nơi thu hút đầu tƣ

xã hội. Trong năm 2015, VietinBank Ninh Bình tiếp tục thực hiện chiến lƣợc kinh doanh, bám sát mục tiêu chung của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, ngành Ngân hàng và NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam, tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện theo hƣớng hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục tăng trƣởng và phát triển theo phƣơng châm : “An toàn - Hiệu quả - Hiện đại” và tăng trƣởng bền vững.

Để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam giao thì nhiệm vụ chủ yếu năm 2015 của Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình xoay quanh 4 mục tiêu chính:

- Đổi mới phƣơng pháp xây dựng, triển khai kế hoạch kinh doanh từ chi nhánh đến các phòng, tổ một cách khoa học và thực tiễn. Triển khai thực hiện kế hoạch : “Nâng cao chất lƣợng dịch vụ”, tạo bƣớc đột phá về tƣ duy kinh doanh, chuyển mạnh từ thụ động ngồi chờ khách hàng sang chủ động tìm kiếm, tiếp thị, chăm sóc khách hàng.

- Xác định tăng trƣởng nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu, xuyên suốt trong năm 2015.

- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ, xây dựng biểu phí bảo đảm tính cạnh tranh để thu hút khách hàng và tăng trƣởng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ.

- Tiếp tục duy trì và tăng trƣởng các hoạt động dịch vụ đem lại nguồn thu phí nhƣ: chuyển tiền, bảo lãnh, thanh toán tiền mặt, kiều hối, tăng cƣờng bán chéo sản phẩm.

4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới

Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình đã đặt ra chỉ tiêu phát triển hoạt động tín dụng trong năm 2015 với các con số tƣơng đối ấn tƣợng về nguồn vốn huy động, tổng dƣ nợ cho vay và nợ quá hạn nhƣ sau:

Bảng 4.1: Chỉ tiêu phát triển hoạt động tín dụng năm 2015 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Nguồn vốn huy động 6300 Tổng dƣ nợ cho vay 6200 Tỉ lệ nợ quá han/ tổng dƣ nợ (%) 0,03

(Nguồn: Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Ninh Bình năm 2015)

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng tại các khu vực thị trƣờng mục tiêu của VietinBank Ninh Bình thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có nhằm mở rộng thị trƣờng hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tƣợng khách hàng mà pháp luật cho phép. Đẩy mạnh cho vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ đối với tƣ nhân cá thể, hộ gia đình, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cƣ và khu dân cƣ,..Cố gắng sao cho Nguồn vốn huy động đáp ứng đủ cho nhu cầu cho vay, để Chi nhánh không phải vay vốn từ trên Chi nhánh cấp 1 nữa. Đồng thời điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lƣợng tín dụng, đo lƣờng và quản trị đƣợc rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ và không vƣợt quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

Điều chỉnh danh mục tín dụng phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả và tăng trƣởng bền vững. Điều chỉnh danh mục tài sản đảm bảo theo hƣớng tăng cƣờng cho vay có bảo đảm bằng tài sản, chú trọng tài sản bảo đảm có tính thanh khoản tốt. Thƣờng xuyên rà soát tính pháp lý và khảo sát, đánh giá giá trị tài sản bảo đảm nhằm hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro.

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro. Tiếp tục thực hiện rà soát lại toàn bộ khách hàng có dƣ nợ, phân tích tình hình tài

chính, kiểm tra, tăng cƣờng giám sát nhóm khách hàng liên quan. Đánh giá, phân loại khách hàng để có kế hoạch, biện pháp xử lý, đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp, bảo đảm xử lý tín dụng mềm dẻo, linh hoạt, nhất quán, kiên quyết theo quy trình, quy chế và có sự bàn bạc kĩ lƣỡng, đồng thuận cao. Kiên quyết không để phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu.

Thực hiện công tác tái thẩm định khách hàng, thực hiện thẩm định khách hàng theo mô hình mới tách bạch giữa khâu quan hệ khách hàng và thẩm định, quyết định cho vay, tránh chồng chéo, gây ách tắc đối với khách hàng.

Đánh giá phân loại, săp xếp, luân chuyển cán bộ, tuyển dụng cán bộ mới theo đúng quy định, chú trọng đào tạo kỹ năng xử lý công việc của cán bộ. Thực hiện định biên lại lao động, sắp xếp luân chuyển cán bộ theo mô hình mới.

Nghiêm cấm cán bộ lãnh đạo các phòng, tổ của ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình vay lại, vay ké khách hàng, tiết lộ thông tin về khách hàng, tƣ vấn “ngƣợc” xâm hại lợi ích của Ngân hàng, tiết lộ bí mật kinh doanh của Chi nhánh/Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)