THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 62)

* Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu.

- Nghiên cứu trong lĩnh vực nào, chủ đề gì, vấn đề nào? - Tại sao chọn vấn đề đó?

- Nghiên cứu để làm gì? - Phải trả lời câu hỏi nào?

Những câu hỏi trên đã đƣợc giải quyết qua phần “Lời mở đầu” của Luận văn.

*Bước 2: Tổng quan tài liệu

Đây chính là phần 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu của chƣơng 1.

* Bước 3: Xác định các thành phần cho thiết kế nghiên cứu

- Xây dựng khung lý thuyết.

- Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu.

- Xác định thông tin, dữ liệu, biến số nào cần thu thập và phân tích.

* Bước 4: Viết đề cương nghiên cứu

Bƣớc 3 và bƣớc 4 đã đƣợc thực hiện trong bản Kết quả nghiên cứu sơ bộ này.

*Bước 5: Thu thập thông tin, dữ liệu

*Bước 6: Phân tích dữ liệu

*Bước 7: Giải thích kết quả và viết báo cáo

- Kết quả phân tích đƣợc giải thích nhƣ thế nào? - Rút ra đƣợc những kết luận gì?

- Có những đề xuất gì để giải quyết các vấn đề?

CHƢƠNG 3: THƢ̣C TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG NINH BÌNH 3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG NINH BÌNH

3.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) Công Thƣơng Ninh bình đƣợc thành lập theo Quyết định số 411/NHCTQĐ ngày 01/12/1994 c ủ a Tổng Giám Đốc Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam thành lập các đơn vị thành viên nhằm mở rộng địa bàn hoạt động của Vietinbank tại khu vực phía Bắc Việt Nam. Là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam đƣợc thành lập trong bối cảnh đất nƣớc đang chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng và trụ sở chính đƣợc đặt tại 951, Đƣờng Trần Hƣng Đạo, Phƣờng Vân Giang, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

3.1.2. Quá trình phát triển

Từ khi bắt đầu thành lập đến nay, Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình với phƣơng châm “Đi vay để cho vay” đã luôn hoàn thành tốt công tác huy động vốn và cho vay đảm bảo an toàn, hiệu quả. Cơ cấu đầu tƣ tín dụng đƣợc mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo việc làm cho ngƣời lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng.

Trong 21 năm qua, đặc biệt là từ năm 2002 đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình đã đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị; triển khai các hình thức tiền gửi đa dạng, phong phú; áp dụng lãi suất linh hoạt; thực hiện đổi mới phong cách giao dịch; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại…để huy động nguồn vốn trên địa bàn nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn huy động tiền gửi đạt 3.593 tỷ đồng, tăng gấp 143 lần so với năm đầu mới thành lập và tăng 13 lần so với năm 2002. Cơ cấu đầu tƣ tín dụng đƣợc mở rộng tới các thành phần kinh tế.

Năm 2013, Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình đã thực hiện cho vay theo 3 đề án là cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay các làng nghề, hộ sản xuất kinh doanh và cho vay CBCNV. Trong đó Chi nhánh đặc biệt quan tâm và tích cực đầu tƣ vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh; tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn để đầu tƣ cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, phƣơng tiện vận tải; đồng thời mở rộng tín dụng bảo lãnh, mở L/C xuất nhập khẩu, cho vay bằng ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật liệu phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của địa phƣơng.

Trong những năm qua, Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình đã đầu tƣ vào nhiều dự án lớn của tỉnh nhƣ: Dự án nhà máy xi măng Tam Điệp, dự án cán thép của Công ty TNHH cán thép Tam Điệp; Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Đông Thành… từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo việc làm cho ngƣời lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng. Tổng dƣ nợ cho vay tính đến cuối năm 2014 đạt 5.379 tỷ đồng, tăng gấp 19 lần so với năm 2002 và gấp 213 lần so với năm đầu thành lập.

Với mục tiêu kinh doanh tín dụng đảm bảo “phát triển, an toàn, hiệu quả”, Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định, lựa chọn khách hàng, dự án có hiệu quả để cho vay và tích cực đôn đốc thu hồi nợ quá hạn nên chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao, nợ quá hạn chiếm tỷ trọng thấp. Từ năm 2012 đến năm 2014, mặc dù dƣ nợ quá hạn tăng lên nhƣng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ giảm dần qua các năm. Đến năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dƣ nợ

còn 0,06%.

Công tác thanh toán đƣợc đảm bảo nhanh, an toàn, chính xác, nâng cao uy tín với khách hàng nên khối lƣợng, giá trị thanh toán cũng nhƣ lƣợng khách hàng đến giao dịch ngày một tăng. Đến cuối năm 2014, tổng số khách hàng đến giao dịch là 87.625 khách hàng, tăng 11.527 khách hàng so với năm 2013 và tănggấp 53 lần so với năm đầu thành lập. Đáp ứng yêu cầu hội nhập, Chi nhánh đã cập nhật và triển khai các chƣơng trình hiện đại hoá ngân hàng. Tích cực mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhƣ triển khai máy rút tiền tự động ATM, đến nay đã có 59.647 khách hàng mở thẻ và sử dụng dịch vụ thẻ của NHCT Ninh Bình. Các dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visacard, Martercard, chuyển tiền nhanh từ nƣớc ngoài về Việt Nam tiếp tục phát triển và thu hút đƣợc nhiều khách hàng sử dụng.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình đã tích cực tham gia đóng góp ủng hộ các quỹ vì ngƣời nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, quỹ đền ơn đáp nghĩa và các hoạt động từ thiện với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2008, NHCT Ninh Bình đã dành 300 triệu đồng để ủng hộ đồng bào lũ lụt ở 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn.

Thời gian tới, Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình tăng cƣờng công tác huy động vốn nhằm có nguồn vốn đủ sức cạnh tranh và đáp ứng cho nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; phấn đấu đạt mức tăng trƣởng nguồn vốn bình quân 20- 25%/năm. Bên cạnh đó, Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình còn tập trung phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tƣ tín dụng, tích cực mở rộng hoạt động dịch vụ ngân hàng, đáp ứng yêu cầu vốn phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng và nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn; phấn đấu tăng dƣ nợ bình quân hàng năm từ 15- 20%.

3.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý

Sơ đồ 3.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình

(Nguồn: Giới thiệu hệ thống tổ chức và điều hành NHCT Ninh Bình)

Sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức theo mô hình hiện đại hóa, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Ninh Bình đã có những bƣớc phát triển rõ rệt, không những hoàn thiện về kỷ cƣơng, nề nếp hoạt động, mà tác phong giao tiếp ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo….. và đã có sự phát triển mạnh mẽ. Giám đốc Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng kế toán Phòng khách hàng Phòng quản lý rủi ro Phòng tổ chức hành chính Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng giao dịch 1 Phòng giao dịch 2 Phòng giao dịch 3

3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh NHCT Ninh Bình giai đoạn 2012 -2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Nguồnvốn huy động 3.593 4.068 5.379

Tổng dƣ nợ cho vay 4.079 5.069 5.824

Tăng trƣởng tổng dƣ nợ cho vay (%) 5 24 15

Tăng trƣởng tổng vốn huy động (%) 20 13 32

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương Ninh Bình năm 2012 - 2014)

Quan sát bảng trên ta có thể nhận thấy các chỉ số tài chính tình hình kinh doanh của VietinBank Ninh Bình khá hiệu quả và tăng trƣởng tƣơng đối ổn định qua từng năm.

Về nguồn vốn huy động tiền gửi của khách hàng, trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trƣờng có nhiều kênh thu hút vốn nhƣng qua số liệu cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình vẫn giữ tốc độ tăng ổn định. Cuối năm 2013, con số này là 4.068 tỷ đồng, với bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều khó khăn, tỷ lệ tăng trƣởng hạ nhiệt so với năm 2012 với tỉ lệ chỉ hơn 13%, tƣơng ứng với mức tăng 475 tỷ đồng. Đến năm 2014 với tình hình lãi suất căng thẳng, thị trƣờng luôn sẵn sàng có những cuộc đua về lãi suất nhằm lôi kéo khách hàng thì Vietinbank Ninh Bình lại có đƣợc một kết quả tốt với hơn 5.379 tỷ đồng, tỉ lệ tăng trƣởng là 32%, tăng hơn 1.311 tỷ đồng so với năm 2013. Điều này đã chứng tỏ sự tin tƣởng của khách hàng vào Vietinbank Ninh Bình ngày càng cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và tăng cƣờng công tác quảng bá hình ảnh.

Về tổng dƣ nợ cho vay, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang đẩy mạnh hoạt động đi vay để đầu tƣ phát triển sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế,

dƣ nợ cho vay khách hàng tăng đột biến trong năm 2013, với mức tăng 990 tỷ đồng, lên tới 24% so với năm 2012. Tuy nhiên đến năm 2014, con số này có hạ nhiệt hơn chút, chỉ tăng trƣởng với tỷ lệ 15% tƣơng ứng với 755 tỷ đồng so với năm 2013. Tuy nhiên đây vẫn là kết quả tăng trƣởng đạt so với quy định tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc trong năm 2014. Dƣ nợ tín dụng tăng có thể là do các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân đang có nhu cầu nhiều về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tăng trƣởng tín dụng là điều đáng khích lệ, nó đem lại nguồn lợi cho ngân hàng nhƣng Ngân hàng nên điều chỉnh để thực thi đúng theo tinh thần của Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng ổn định hơn. Đây cũng chính là kết quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng. Tuy nhiên đi kèm với tăng trƣởng cao thì cũng là bài toán khó cho ngân hàng trong việc đảm bảo chất lƣợng khoản vay, tránh đƣợc các loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

Ở đây ta thấy nguồn vốn huy động lại nhỏ hơn nhiều so với tổng dƣ nợ cho vay, nguyên nhân là do Chi nhánh ngân hàng Công thƣơng Ninh Bình nhận vốn điều hòa từ Chi Nhánh cấp 1 chuyển xuống, với mục đích đảm bảo đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh hơn sau khủng hoảng kinh tế.

Bảng 3.2: Bảng kê chi tiết phần thu nhập

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

So sánh (%) Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)

Thu nhập từ lãi cho

vay, đầu tƣ, gửi vốn 795,037 986,654 24 986,654 1.970 99 Thu từ hoạt động

dich vụ 25,212 26,069 3 26,069 28,523 9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương Ninh Bình năm 2012 - 2014)

Từ bảng trên ta thấy, chủ yếu thu nhập là từ lãi cho vay, đầu tƣ, gửi vốn, trong khi đó, thu từ các hoạt động dịch vụ và thu xử lý rủi ro chỉ chiếm một con số tƣơng đối nhỏ. Tuy nhiên, năm 2013 so với năm 2012, tỷ lệ tăng thu từ lãi cho vay, đầu tƣ, gửi vốn chỉ là 24%, ít hơn cả mức tỷ lệ tăng của thu từ xử lý rủi ro. Nhƣng năm 2014 so với năm 2013, thì thu từ lãi cho vay, đầu tƣ, gửi vốn tăng đến 1.970.266 triệu đồng, tƣơng ứng với tỉ lệ tăng là 205% - một con số ấn tƣợng trong năm 2014. Trong khi đó, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ chỉ tăng nhẹ 9% so với năm 2013. Thu nhập từ lãi tăng mạnh trong năm 2014 là nhờ dƣ nợ cho vay tăng 15%. Xét về cơ cấu thu nhập 2014, thu nhập từ lãi chiếm tỉ trọng lớn với 98,5% tổng thu nhập hoạt động trong khi thu nhập từ phí dịch vụ và xử lý rủi ro chỉ lần lƣợt là 28.523 và 936 triệu đồng.

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG NINH BÌNH

Trƣớc khi đi sâu phân tích tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình, chúng ta sẽ xem xét phân tích về một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng, về cơ cấu cho vay và chất lƣợng tín dụng trong thời gian qua.

3.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NH Công thương Ninh Bình

3.2.1.1. Hoạt động tín dụng Ngân hàng Công Thương Ninh Bình

Bảng 3.3: Doanh số cho vay, thu nợ

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Doanh số cho vay 7.012 8.110 11.823

a. Doanh số cho vay ngắn hạn 6.648 7.156 10.877

b. Doanh số cho vay trung dài hạn 364 954 946

2.Doanh số thu nợ 6.648 6.721 10.038

a. Doanh số thu nợ ngắn hạn 6.300 6.371 9.590

hạn

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương Ninh Bình năm 2012 - 2014)

Qua số liệu trên ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngân hàng tăng dần qua các năm. Trong đó doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2014, doanh số cho vay của Ngân hàng là 11.823 tỷ đồng, tăng 3.713 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 46% so với năm 2013. Trong đó, doanh số cho vay trung dài hạn năm 2014 giảm 8 tỷ đồng so với năm 2013. Song song với doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng tăng 3.317 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 49% so với năm 2013. Trong đó doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2014 lại tăng 98 tỷ đồng so với năm 2013. Qua đó, ta thấy khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng tƣơng đối mạnh.

Bên cạnh đó, cơ cấu cho vay và chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình trong thời gian qua tăng trƣởng tƣơng đối nhanh và khá cao.

* Nếu phân tích theo thời hạn cho vay, thì tỷ trọng dƣ nợ tín dụng ngắn hạn khá cao, năm 2012 là 1.509 tỷ đồng, chiếm 37% tổng dƣ nợ cho vay của năm và đến năm 2013 dƣ nợ tín dụng ngắn hạn tăng lên đến 2.230 tỷ đồng, chiếm 44% tổng dƣ nợ cho vay, sang đến năm 2014 con số này lên đến hơn 3.086 tỷ đồng chiếm 53% so với tổng dƣ nợ cho vay. Trong khi đó 2.570 tỷ đồng là tỷ trọng dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn, tƣơng ứng với mức 63% tổng dƣ nợ cho vay năm 2012, đến năm 2013 đạt 2.839 tỷ đồng chiếm 56%, sang năm 2014 đạt hơn 2.738 tỷ đồng chiếm 47% so với tổng dƣ nợ cho vay trong năm.

37% 44% 53% 63% 56% 47% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Năm 2012 Năm2013 Năm2014

Cơ cấu cho vay theo thời hạn

Trung dài

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu cho vay theo thời hạn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương Ninh Bình năm 2012 -2014)

Bởi vì về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cho nên ngân hàng luôn có xu hƣớng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)