Kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 40 - 41)

1.4. QUẢN LÝRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ

1.4.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD là việc thực hiện những biện pháp nhằm duy trì rủi ro tín dụng ở mức độ kỳ vọng, giảm thiều tổn thất RRTD và không để ngân hàng rơi vào tình trạng đổ vỡ.

Kiểm soát RRTD giúp đảm bảo an toàn cho khoản tín dụng đã cấp của ngân hàng, đồng thời theo dõi đƣợc mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Đây là cơ sở giúp ngân hàng thành lập công tác kiểm soát nội bộ trong ngân hàng, nâng cao công tác quản lý RRTD của ngân hàng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm RRTD ngân hàng cần làm tốt các nhiệm vụ sau:

Thực hiện tốt quy trình giám sát tín dụng: Cán bộ tín dụng phải theo sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích không và để kiểm tra

việc bảo quản vật tƣ hàng hóa hình thành từ vốn vay, tình hình tài sản đảm bảo, tiến độ thực hiện dự án…có thực hiện đúng theo hợp đồng hay không, giúp cho ngân hàng phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, qua đó có thể hạn chế đƣợc những rủi ro không cần thiết.

Theo Basel, để đánh giá RRTD thì phải thỏa mãn các điều kiện:

Định kỳ, cơ quan giám sát phải đánh giá tính hiệu quả của chính sách rủi ro tín dụng và đánh giá thực tế chất lƣợng khoản cho vay;

Cơ quan giám sát phải xác nhận phƣơng pháp tính dự phòng tổn thất cho vay của ngân hàng là phù hợp;

Cơ quan giám sát ngân hàng phải xem xét chính sách và thực tế áp dụng đánh giá RRTD của ngân hàng khi kiểm tra mức đủ vốn của ngân hàng;

Thông thƣờng, ngân hàng giám sát khách hàng qua hoạt động tài khoản, qua việc phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ, kiểm tra đảm bảo tiền vay và các thông tin từ việc thu thập từ bên ngoài…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)