Thực trạng rủi ro tín dụng tại NH Công thương Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 69 - 76)

3.2.1.1. Hoạt động tín dụng Ngân hàng Công Thương Ninh Bình

Bảng 3.3: Doanh số cho vay, thu nợ

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Doanh số cho vay 7.012 8.110 11.823

a. Doanh số cho vay ngắn hạn 6.648 7.156 10.877

b. Doanh số cho vay trung dài hạn 364 954 946

2.Doanh số thu nợ 6.648 6.721 10.038

a. Doanh số thu nợ ngắn hạn 6.300 6.371 9.590

hạn

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương Ninh Bình năm 2012 - 2014)

Qua số liệu trên ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngân hàng tăng dần qua các năm. Trong đó doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2014, doanh số cho vay của Ngân hàng là 11.823 tỷ đồng, tăng 3.713 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 46% so với năm 2013. Trong đó, doanh số cho vay trung dài hạn năm 2014 giảm 8 tỷ đồng so với năm 2013. Song song với doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng tăng 3.317 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 49% so với năm 2013. Trong đó doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2014 lại tăng 98 tỷ đồng so với năm 2013. Qua đó, ta thấy khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng tƣơng đối mạnh.

Bên cạnh đó, cơ cấu cho vay và chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình trong thời gian qua tăng trƣởng tƣơng đối nhanh và khá cao.

* Nếu phân tích theo thời hạn cho vay, thì tỷ trọng dƣ nợ tín dụng ngắn hạn khá cao, năm 2012 là 1.509 tỷ đồng, chiếm 37% tổng dƣ nợ cho vay của năm và đến năm 2013 dƣ nợ tín dụng ngắn hạn tăng lên đến 2.230 tỷ đồng, chiếm 44% tổng dƣ nợ cho vay, sang đến năm 2014 con số này lên đến hơn 3.086 tỷ đồng chiếm 53% so với tổng dƣ nợ cho vay. Trong khi đó 2.570 tỷ đồng là tỷ trọng dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn, tƣơng ứng với mức 63% tổng dƣ nợ cho vay năm 2012, đến năm 2013 đạt 2.839 tỷ đồng chiếm 56%, sang năm 2014 đạt hơn 2.738 tỷ đồng chiếm 47% so với tổng dƣ nợ cho vay trong năm.

37% 44% 53% 63% 56% 47% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Năm 2012 Năm2013 Năm2014

Cơ cấu cho vay theo thời hạn

Trung dài

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu cho vay theo thời hạn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương Ninh Bình năm 2012 -2014)

Bởi vì về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cho nên ngân hàng luôn có xu hƣớng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh nhƣ hiện nay.

*Nếu phân tích theo loại tiền tệ cho vay, thì hình thức cho vay bằng đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ cho vay. Năm 2012 là 2.448 tỷ đồng tƣơng ứng với mức 60% tổng dƣ nợ cho vay, năm 2013 dƣ nợ cho vay bằng VNĐ lên đến hơn 3.852 tỷ đồng, chiếm 76% tổng dƣ nợ cho vay, sang năm 2014 con số này tiếp tục tăng đến hơn 4.404 tỷ đồng, tƣơng ứng với 77% tổng dƣ nợ. Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân bằng ngoại tệ quy về VNĐ năm 2012 chiếm 40%, năm 2013 chiếm 24% và đến năm 2014 là 23% tổng dƣ nợ cho vay.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương Ninh Bình năm 2012 - 2014)

*Cơ cấu dư nợ nếu phân loại theo thành phần kinh tế, thì đến cuối năm 2014 cho thấy: chiếm tỷ lệ cao nhất là khách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm 53,7%; kế đến là các khách hàng doanh nghiệp chiếm 25,5%; tiếp đó là Thẻ Tín dụng quốc tế chiếm 19,5%; sau cùng chiếm một tỷ lệ nhỏ là khách hàng cán bộ công nhân viên với 1,3%. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình luôn thay đổi tích cực nhằm hỗ trợ mạnh nhu cầu về vốn cho sự phát triển kinh tế. Với chính sách hợp lý, Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng.

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu dƣ nợ theo thành phần kinh tế

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương Ninh Bình năm 2014)

Tình hình dƣ nợ nhìn chung qua các năm đều tăng cao, sự tăng trƣởng này là có cơ sở và gắn liền với các yếu tố thúc đẩy nhƣ: nhu cầu vốn từ khách hàng và từ nền kinh tế nói chung.

Bên cạnh đó, chất lƣợng tín dụng thì quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng. Phần phân tích chỉ tiêu dƣ nợ tín dụng ở trên cho thấy sự tăng trƣởng khá cao của chỉ tiêu này trong thời gian qua. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất lớn vào chất lƣợng tín dụng.

3.2.1.2.Quy trình tín dụng Ngân hàng Công Thương Ninh Bình

Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình đã có những thay đổi trong quy trình nghiệp vụ tín dụng để có thể phân tích và thẩm định khách hàng một cách đúng đắn, nhằm tránh rủi ro tín dụng xảy ra.

1.Tiếp xúc với KH, hƣớng dẫn lập hồ sơ

- Nhân viên Quan hệ khách hàng (NV QHKH) Tiếp thị lập hồ sơ. - NV QHKH làm việc với KH, hƣớng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ KH.

- Chuyển hồ sơ TSĐB về trung tâm thẩm định tài sản đảm bảo (TSĐB).

- Chuyển hồ sơ tín dụng về trung tâm phân tích tín dụng.

2. Thẩm định (CA)

- Tìm hiểu thông tin về khách hàng (KH), Doanh nghiệp (DN). - Thu thập/ phân tích thông tin chứng từ về KH, phƣơng án vay, nguồn thu nhập trả nợ.

- Kiểm tra tính xác thực và hợp lệ của thông tin chứng từ. - -

5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng

- Phòng thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bản giao tài sản ( nếu có )

- NV C/A nhập kho hồ sơ TSBĐ sau đó lập và trình hồ sơ tín dụng để ban TGĐ hoặc GĐ chi nhánh ký duyệt

6. Thực hiện quyết định cấp tín dụng

- Giải ngân/ phát hành Bảo Lãnh (BL)/ Mở L/C

7. Kiểm tra và xử lý nợ vay

-NV C/A chịu trách nhiệm kiểm tra và cho vay về mục đích sử dụng vốn và tình hình tài chính, hoạt động của KH.

- Phòng thẩm định TSBĐ kiểm tra về TSBĐ

-NV CA theo dõi thu gốc, lãi, phân tích rủi ro theo từng đối tƣợng, khu vực KH.

4. Tập hợp hồ sơ trình ban TD/ hội đồng TD

- NV CA tập hợp hồ sơ do KH cung cấp và tờ trình của các bộ phận lập để trình ban tín dụng (TD) và hội đồng TD quyết định.

3. Tổng hợp thông tin về tài sản đảm bảo (TSĐB) từ trung tâm thẩm định TSĐB (AREV) 8. Tất toán hợp đồng tín dụng

Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiệp vụ tín dụng tại VietinBank

(Nguồn: Chính sách tín dụng VietinBank năm 2014)

3.2.1.3. Nợ quá hạn trong Ngân hàng Công Thương Ninh Bình giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014

Hiện nay ngân hàng Công thƣơng Ninh Bình đang hoạt động cho vay ở chiều hƣớng tƣơng đối tốt, tình hình nợ quá hạn trong những năm gần đây có xu hƣớng tăng nhƣng so với tổng dƣ nợ thì tỷ trọng cũng giảm xuống rõ rệt, điều này cho thấy sự kiểm soát nợ quá hạn vẫn đang nằm trong khả năng của ngân hàng.

Bảng 3.4: Chỉ tiêu nợ quá hạn so với tổng dƣ nợ

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dƣ nợ 4.079 5.069 5.824

Nợ quá hạn 3,263 3,365 3,376

Tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ (%) 0,08 0,07 0,06

Sơ đồ 3.3: Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương Ninh Bình năm 2012 - 2014)

Từ bảng trên ta thấy dƣ nợ quá hạn của Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình tăng dần qua các năm 2012 đến 2014. Năm 2013, dƣ nợ quá hạn tăng 0,102 tỷ đồng, tƣơng ứng với 3,1%, tuy nhiên sang năm 2014, tỷ lệ tăng nợ quá hạn giảm mạnh chỉ còn 0,06%, tƣơng ứng với mức tăng 0,011 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến dƣ nợ quá hạn tăng lên là do nhiều yếu tố từ sự biến động của nền kinh tế cũng nhƣ rủi ro gặp phải từ thiên nhiên, ngoài ra còn do những kiến thức về nền kinh tế thị trƣờng của một số các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân còn hạn chế, chạy theo lối làm ăn đại trà, vay vốn để đƣợc kinh doanh chứ chƣa có phƣơng án, dự án kinh doanh thực sự hiệu quả.

Tuy nhiên thì việc dƣ nợ quá hạn tăng lên cũng không phải là một vấn đề đáng lo, vì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ chiếm một tỷ lệ ngày càng giảm qua các năm 2012, 2013 và đặc biệt là năm 2014 khi tổng nợ quá hạn chỉ bằng 0.06% trên tổng dƣ nợ. Đây cũng là một thành tích rất tốt trong công tác cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng. Nguyên nhân một phần do chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng đƣợc nâng cao, mặt khác là do cách tính nợ quá hạn theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, cũng có thể do việc làm ăn kinh doanh của khách hàng khởi sắc, tình hình tiêu thụ hàng hóa tốt nên các khách hàng có thể thanh toán những khoản nợ đúng hạn.

Cụ thể tình hình nợ quá hạn của ngân hàng Công thƣơng Ninh Bình so năm 2012, năm 2013 và 2014 sẽ đƣợc chi tiết trong bảng sau:

Bảng 3.5: Nợ quá hạn Ngân hàng Công Thƣơng Ninh Bình

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị % Giá trị % Giá trị % NỢQUÁ HẠN(NQH) 3,263 100 3,365 100 3,376 100

Nợ cần chú ý 2,216 67,9 1,839 54,66 3,288 97,4 Nợ dƣới tiêu chuẩn 0,626 19,2 1,031 30,65 0,045 1,32 Nợ nghi ngờ 0,242 7,42 0,48 14,26 0,032 0,95 Nợ có khả năng mất vốn 0,179 5,48 0,015 0,43 0,011 0,33

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương Ninh Bình năm 2012 - 2014)

Theo bảng trên ta thấy, trong các nhóm nợ quá hạn, nợ cần chú ý chiếm đa số trong khi nợ có khả năng mât vốn chỉ chiếm một lƣợng nhỏ. Nợ cần chú ý chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ quá hạn, năm 2012 chiếm 67,9%, năm 2013 chiếm 54,66% và đặc biệt trong năm 2014, nhóm nợ này tăng vọt chiếm một tỷ trọng ấn tƣợng với 97,4%. Kết quả này cho thấy công tác thẩm định của Chi nhánh vẫn chƣa tốt lắm, chƣa đánh giá đƣợc đúng tính khả thi của khoản vay, bên cạnh đó có thể do ảnh hƣởng của sự biến động về giá cả nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn gặp nhiều khó khăn, giảm khả năng trả nợ đúng hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng mất vốn luôn chiếm một phần nhỏ trong tổng dƣ nợ quá hạn và tỷ trọng nhóm nợ này cũng giảm đột biến trong năm 2013 và vẫn có chiều hƣớng giảm trong năm 2014 xuống chỉ còn 0,33% tƣơng ứng với mức 11 triệu đồng. Phần lớn, các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi là do đƣợc đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao, chủ yếu là bất động sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)