Cơ cấu vốn tại BIDV Hậu Giang giai đoạn 2009 –6 tháng 2012

Một phần của tài liệu thực trạng quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 58 - 83)

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp)

Hình 7: Biểu đồ cơcấu nguồn vốn của BIDV qua 3 năm 2009-2011

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

10-09 Chênh lệch 11-10 Chênh lệch 6t đầu năm 2012-2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2011 2012 Tuyệt

đối (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%)

1. Vốn huy động 345.922 473.879 301.044 213.428 425.600 127.957 36,99 (72.835) (36,47) 212.172 99,41

2. Vốn điều chuyển 1.836.913 2.237.097 1.788.833 974.485 1.994.049 400.184 21,79 ( 448.264) (20,04) 1.046.564 110,46

3. Vốn và các quỹ 36.251 69.899 62.465 42.591 28 33.648 92,82 (7.434) (10,64) (42.563) (99,93)

Tổng nguồn vốn 2.219.086 2.780.875 2.152.342 1.186.371 2.419.677 561.789 25,32 (628.533) (22,60) 1.233.306 103,96

Hình 8: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của BIDV qua 6 tháng đầu năm (2011- 2012)

a.Vốn huy động

Nguồn vốn huy động nhiều thì sẽ chủ động được công tác cho vay , đồng thời giảm được chi phí cho vay vốn với việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển, điều đó cũng làm giảm áp lực và gánh nặng cho chi nhánh cấp trên. Ngân hàng đã tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để phục vụ cho mục tiêu cho mình. Đối với BIDV Hậu Giang rất coi trọng công tác huy động nguồn vốn, đặc biệt nguồn vốn trung và dài hạn, trong thời gian qua Ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp như đa dạng hóa các hình thức vốn, đẩy mạnh công tác tác tiếp thị, thực hiện tốt chính sách khách hàng, kiên trì với chủ chương khơi nguồn vốn từ dân cư. Vì vậy vốn huy động qua các năm đạt được những kết quả khả quan, cụ thể trong năm 2010 đạt 473.879 triệu đồng tăng 127.957 triệu đồng tương đương 36,99% so với năm trước , sang năm 2011 giảm 172.835 triệu đồng, tương đương 36,47% so với năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 425.600 triệu đồng, tăng 212.172 triệu đồng, tương đương 99,41% so với 6 tháng đầu năm 2011. Có được kết quả như vậy là do Ban lãnhđạo Chi nhánh luôn chú trọng đến việc huy động vốn và thường xuyê n triển khai nhiều chương trình như: Tổ chức tuyên truyền quảng bá sản phẩm huy động vốn của BIDV tại khu vực đông dân cư, khu thương mại, trường học,.…để khách hàng hiểu rõ hơn về các hình thức huy động hiện có. Ngoài ra BIDV Hậu Giang còn áp dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với từng đối tượng khách hàng như sinh viên, nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ…, xây dựng nhiều chương trình khuyến mại, tặng quà cho khách hàng như chương trình tri ân khách hàng, lì xì

6 tháng đầu năm

2011

6 tháng đầu năm

khách hàng trong đầu năm mới…Tích cực công tác marketing, chăm sóc, nhắn tin chúc mừng khách hàng trong các dịp lễ, tết, sinh nhật…thực hiện phục vụ gửi rút tiền tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng và ngân hàng, các buổi giao lưu để tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa khách hàng và ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã kịp thời giải đáp và xử lý các khó khăn vướng mắc, kiến nghị khách hàng, tư vấn khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán phù hợp với các sản phẩm dịch vụ của BIDV. Nhờ đó, chi nhánh đã giữ được nhiều khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng mới, góp phần cho tổng nguồn vốn huy động tăng lên.

b. Vốn điều chuyển

Nếu Ngân hàng chỉ dựa vào nguồn vốn huy động thì không đáp ứng đủ do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, khi huy động vốn không đủ thì Chi nhánh cấp trên sẽ điều chuyển vốn để chi nhánh cấp dưới có đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng nhằm thu hút khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng trung thành khi có khó khăn thì có thể rút tiền gửi tiết kiệm một cách dễ dàng và thuận tiện. Đây là chiến lược cạnh tranh khá hiệu quả đối với các đối thủ cạnh tranh ngân hàng khác và giúp ngân hàng luôn giữ được uy tín của mìnhđối với khách hàng. Tuy nhiên, sử dụng vốn điều chuyển thì chi phí sẽ tăng cao hơn vốn huy động. Đối với ngân hàng BIDV- Hậu Giang, do tỷ trọng vốn huy động tại địa phương còn hạn chế trong khi nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn lớn nên mặc dù đã rất cố gắng trong công tác huy động nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu này. Vì vậy, trong những năm qua Ngân hàng vẫn phải vay từ Hội sở chính. Để đáp ứng nhu cầu tín dụng của ngân hàng. Năm 2010, là 2.237.097 triệu đồng tăng 400.184 triệu đồng tương đương tăng 21,79% so với năm 2009, sang năm 2011 giảm còn 1.788.833 triệu đồng so với năm 2010.

Trong 6 tháng năm 2012 để đáp nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn tăng và đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng nên vốn điều chuyển đã tăng nhanh đạt 1.994.049 triệu đồng, tăng 1.046.564, tương đương tăng 110,5%.

c. Vốn và các qu

Qua bảng số liệu ta thấy vốn và các quỹ có sự tăng giảm xen kẽ qua các năm. Trong năm 2009, vốn và các quỹ đạt 36.251 triệu đồng sang năm 2010 tăng lên 69.899 triệu đồng tới năm 2011 giảm xuống còn 62.465 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012,tiếp tục giảm xuống chỉ còn 28 triệu đồng, giảm 99,93 % so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, vốn và quỹ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng nó là yếu tố tài chính quan trọng trọng việc đảm bảo đối với các khoản nợ khách hàng.

4.1.3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng

Xét theo đối tượng huy động thì chi nhánh huy động chủ yếu từ hai đối tượng đó là tiền gửi của dân cư và của các tổ chức kinh tế. Tổng nguồn vốn huy động từ 2 nguồn này luôn tăng liên tục qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng. Cụ thể số liệu huy động theo đối tượng được thể hiện trong bảng sau:

a. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp. Loại tiền gửi này không nhằm vào mục đích hưởng lãi suất mà nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh, đồng thời hạn chế rủi ro và muốn sinh lời từ đồng vốn tạm thời nhàn rỗi. Nguồn huy động này chủ yếu của các công ty bảo hiểm, điện lực, nước sạch, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Tiền gửi cuả các tổ chức kinh tế chiếm phần quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động.

Năm 2010, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 33.046 triệu đồng, tương đương 28,69% so với năm 2009, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng là do Ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán hiện đại, đa dạng và mức phí hợp lý, càng ngày càng nhiều khách hàng đến quan hệ với ngân hàng, các dịch vụ tiền gửi như Western Union, chuyển tiền trong nước, thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán hóa đơn, thẻ tín dụng BIDV chủ yếu dành cho khách hàng doanh nghiệp nên đã thu hút nhiều doanh nghiệp đến gửi tiền.

Trong năm 2011, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ đạt 52.371 triệu đồng, giảm 95.839 triệu đồng, tương đương 64,66% so với năm 2010.

Nguyên nhân giảm xuất phát từ việc tách chi nhánh Vị Thanh nên lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế trên địa bàn Vị Thanh đi vào chi nhánh này.

Hình 9: Biểu đồ phân theo đối tượng tại BIDV Hậu Giang qua 3 năm

2009 -2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sang 6 tháng đầu năm 2012, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 68.599 triệu đồng, tăng tương đương 70,69% so với cùng kỳ năm trước. Do tình hình kinh tế có những chuyển biến tích cực hơn cùng với các chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Hình 10: Biểu đồ vốn huy động phân theo đối tượng tại BIDV qua

6/ (2011- 2012) 115.164117.977112.781 345.922 148.210 241.985 83.684 473.879 52.371 176.650 72.023 301.044 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tiền gửi của tổ chức kinh tế Tiền gửi dân cư

Tiền gửi kho bạc nhà nước Tổng vốn huy động 40.189 136.572 36.667 213.428 68.599 315.727 41.274 425.600 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000

6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012

TG Của TCKT TG dân Cư TG KBNN Tổng VHĐ

Bảng 3: Vốn huy động phân theo đối tượng tại BIDV Hậu Giang giai đoạn từ năm 2009 – 6 tháng đầu năm 2012

Đvt: Triệu đồng

( Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp)

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

10-09 Chênh lệch 11-10 Chênh lệch 6t đầu năm 2012-2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2011 2012 Tuyệt đối (%)

Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 1.1 TG của TCKT 115.164 148.210 52.371 40.189 68.599 33.046 28,69 (95.839) (64,66) 28.410 70,69 1.2 TG dân cư 117.977 241.985 176.650 136.572 315.727 124.008 105,11 (65.335) (27,00) 179.155 131,18 1.3 TG KBNN 112.781 83.684 72.023 36.667 41.274 (29.097) (25,80) (11.661) (13,93) 4.607 12,56 1.Tổng vốn huy động 345.922 473.879 301.044 213.428 425.600 127.957 36,99 (72.835) (36,47) 212.172 99,41

b. Tiền gửi tiết kiệm dân cư

Là loại tiền gửi nhằm mục đích sinh lời trên đồng vốn nhàn rỗi của mình. Lượng tiền gửi tiết kiệm này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng. Cụ thể, năm 2010 đạt 241.985 triệu đồng, tăng 124.008 triệu đồng, tương đương 105,11% so với cùng kỳ năm 2009, sang năm 2011 giảm đi 65.335 triệu đồng (tương đương 27%) còn 176.650 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho tiền gửi tết kiệm trong dân cư năm 2011 giảm mạnh là do tâm lý lo sợ trước tình hình lạm phát ngày càng tăng (cả năm là 18,58%) dẫn đến đồng tiền mất giá nên người dân có xu hướng tìmđến các kênh đầu tư khác như mua vàng, ngoại tệ… thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng như những năm trước đây từ đó làm giảm khả năng huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian này. Mặt khác, giá cả các mặt hàng thiết yếu trong sản xuất tiêu dùng tăng cao làmcho người dân cũng như các doanh nghiệp sẽ phải chi tiêu nhiều hơn dẫn đến nguồn tiền trong dân cư và doanh nghiệp giảm đi. Ngân hàng khó có thể gia tăng huy động được. Bên cạnh đó, mặc dù lãi suất huy động của các ngân hàng đã tăng nhưng vẫn không thể ngang bằng tốc độ trượt giá thì người gửi tiền vẫn chịu thiệt hại do lãi suất thực âm, từ đó không kích thích được các dòng vốn chảy vào Ngân hàng.

Tình hình kinh tế trong nước có nhiều khởi sắc từ những tháng cuối năm 2011 đầu năm 2012, lạm phát được kiềm chế, lãi suất bìnhổn nên lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư vào 6 tháng năm 2012 tăng mạnh đạt 315.729 triệu đồng, tăng179.155 triệu đồng, tương đương 131,18% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một kết quả khả quan và có triển vọng tăng nhiều hơn trong 6 tháng cuối năm.

c. Tiền gửi kho bạc

Trong suốt những năm, kho bạc luôn là khách hàng thân quen của Ngân hàng. Lượng tiền kho bạc gửi vào chủ yếu là trả lương cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn. Cụ thể, năm 2009 đạt 112.781 triệu đồng. Năm 2010, giảm xuống còn 83.684 triệu đồng sang năm 2011 tiếp tục giảm xuống còn 72.023 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do chia tách đơn vị trực thuộc (thành lập chi nhánh BIDV- Vị Thanh) nên đã giảm một lượng tiền gửi vào đáng kể của

4.1.3.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền

Hiện tại, BIDV Hậu Giang chủ yếu huy động vốn từ 2 loại tiền tệ đố là VND và USD. Trong đó nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng rất nhanh qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với nguồn huy động ngoại tệ. Qua việc phân tích kết quả vốn huy động theo loại tiền tệ, ta sẽ thấy được sự biến động của nguồn nội tệ cũng như ngoại tệ, từ đó thấy được chiến lược huy động vốn của ngân hàng qua từng giai đoạn theo biến động của thị trường cũng như chính sách tiền tệ của NHNN. Dưới đây là bảng đánh giá kết quả huy động vốn theo loại tiền của chi nhánh giai đoạn 2009- 6 tháng 2012.

Bảng 4: Vốn huy động phân theo loại tiền tại BIDV Hậu Giang giai đoạn (2009- 6 tháng 2012)

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp)

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

10-09 Chênh lệch 11-10 Chênh lệch 6t đầu năm 2012-2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2011 2012 Tuyệt

đối (%) Tuyệt đối (%)

Tuyệt

đối (%)

VND 337.447 463.831 295.361 167.281 419.201 126.384 37,45 (168.47) (36,32) 251.92 150,60 Ngoại tệ (quy đổi VND) 8.475 10.048 5.683 2.015 6.399 1.573 18,56 (4.365) (43,44) 4.384 217,56 Tổng VHĐ 345.922 473.879 301.044 169.295 425.600 127.957 36,99 (172.835) (36,47) 256.305 151,40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng số liệu cho thấy nguồn huy động nội tệ chiếm ưu thế hơn hẳn so với nguồn huy động ngoại tệ, đều chiếm trên 97% giá trị trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là một kết quả dễ hiểu bởi nội tệ là đồng tiền được giao dịch chính trong các hoạt động đời sống và sản suất kinh doanh. Bước sang năm 2009, 2010, NHNN áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt đảm bảo giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ, nguồn huy động nội tệ tăng lên. Mặt khác, nền kinh tế ngày càng phát triển, doanh nghiệp và người dân ngày càng quen dần hơn với phương thức giao dịch và thanh toán qua ngân hàng dẫn đến luồng tiền đồng vào Ngân hàng tăng mạnh, cụ thể trong năm 2009 đạt 337.447 triệu đồng sang năm 2010 đạt 463.831 triệu đồng tăng tương đương 37,45% so với năm 2009, sang năm 2011 giảm 168.47 triệu đồng, tương đương 36,32% so với năm 2010. Nguyên nhân giảm xuất phát từ việc tách chi nhánh Vị Thanh nên lượng tiền gửi bằng đồng nội tệ đi vào chi nhánh này. Đồng thời mức lãi suất và các chương trình khuyến mại với tiền đồng luôn hấp dẫn hơn so với USD hay EURO mà ngân hàng chi nhánh đã áp dụng theo ngân hàng trụ sở. Nguồn huy động ngoại tệ có tăng qua các năm song còn ở mức thấp một phần cũng do số lượng ngoại tệ trong nền kinh tế còn ít, nguồn ngoại tệ chủ yếu là kiều hối do thân nhân gửi về. Mặt khác trong giai đoạn năm 2010 trở về trước, khi tồn tại 2 tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng. Người dân có nhu cầu giao dịch đều tìmđến thị trường tự do vì vừa được hưởng giá cao hơn, vừa tiết kiệm thời gian giao dịch. Đồng thời mức lãi suất USD tại Ngân hàng cũng không thật sự hấp dẫn với khách hàng gửi tiền chỉ xoay quanh mức 2%/ năm thấp hơn nhiều so với mức lãi suất huy động tiền đồng. Tình hình vốn huy động theo loại tiền tệ trong những t háng đầu năm 2011 được thể hiện như sau:

Trong 6 tháng đầu năm 2012, khi NHNN thực hiện rất nhiều biện pháp để xóa bỏ chế độ 2 tỷ giá, không còn sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng, thậm chí tỷ giá thị trường liên ngân hàng còn có lúc cao hơn thì luồng ngoại tệ vào Ngân hàng cũng tăng lên ở mức từ 2.015 triệu đồng 6 tháng 2011 tăng lên 6.399 triệu đồng 6 tháng năm 2012 tương đương 217,56% so với 6 tháng cùng kì.

Nguyên nhân là do trong những tháng cuối năm 2011, chắc chắn lượng huy động ngoại tệ còn tăng do vào dịp tết, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhiều, nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ qua Ngân hàng tăng. Đồng thời lượng kiều hối gửi về mỗi dịp tết nguyên đán thường tăng đột biến. Ngân hàng nên có những chương trình khuyến mãi thu hút luồng ngoại tệ này do vậy bước sang những tháng đầu năm 2012 lượng ngoại tệ tăng mạnh.

4.1.3.4. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Nếu xét theo kỳ hạn huy động vốn thì BIDV Hậu Giang huy động vốn với 3 loại kỳ hạn đó là không kỳ hạn, ngắn hạn và dài hạn. Trong các kỳ hạn huy động vốn thì nguồn vốn kỳ hạn ngắn hạn vẫn chiến tỷ trọng cao nhất, chủ yếu là các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng. Bởi vì các kỳ hạn dài hơn đều có cùng mức lãi suất tương tự nhưng một khi khách hàng cần dùng vốn mà rút trước hạn thì sẽ bị thiệt hại lớn về tiền lãi do lãi suất sẽ chuyển sang không kỳ hạn. Cụ thể doanh số

Một phần của tài liệu thực trạng quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 58 - 83)