Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động marketingmix tại doanh nghiệp tư nhân vàngtuấn huy chương (Trang 94)

Các y u tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1.Theo Bộ Công thƣơng vàng sẽ tiếp tục là kênh đầu tƣ

dài hạn của ngƣời dân 0,14 4 0,56

2.Tình hình kinh tế đang diễn biến theo xu hƣớng tích

cực 0,1 4 0,40

3.Những diễn biến trên thị trƣờng kinh tế-tài chính Quốc tế cho thấy, xu hƣớng giá vàng giảm ngày càng rõ rệt, các nhà đầu tƣ không còn tin vào vị thế của vang.

0,12 3 0,30

4.Giá vàng Thế giới dự đoán sẽ giảm, nhiều quỹ đầu tƣ lớn trên thế giới sẽ bán vàng ra để lấy tiền kinh doanh, hay đầu tƣ vào các kênh khác…

0,09 3 0,27

5.Nghị định số 24/2012/NĐ-CP đã đƣa ra những điều kiện để đƣợc cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

0,08 3 0,24

6.Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13, các ngân hàng, tổ chức chỉ đƣợc kinh doanh và cung ứng dich vụ ngoại hối sau khi đƣợc chấp thuận của NHNN thông qua văn bản.

0,07 2 0,14

7.Thị trƣờng chứng khoán đã có nhiểu chuyển biến tích

cực, thu hút đƣợc sự chú ý của cộng đồng. 0,07 3 0,21 8.Thị trƣờng bất động sản vẫn còn u ám. 0,05 4 0,20 9.Một số doanh nghiệp kinh doanh gian lận hạ thấp tuổi

sản phẩm để kiếm lợi rồi giảm giá công và giá bù để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

0,14 3 0,42

10.Hạn chế về nhà cung cấp nữ trang 0,14 3 0,42

Tổng 1,00 3,16

Qua ma trận EFE, ta thấy điểm quan trọng của doanh nghiệp là 3,16/4,00 (cao hơn mức trung bình là 2,50). Điều này có nghĩa là khả năng phản ứng của doanh nghiệp với các yếu tố bên ngoài tƣơng đối tốt.

5.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG NỘI BỘ 5.2.1 Tình hình nhân sự của doanh nghiệp 5.2.1 Tình hình nhân sự của doanh nghiệp

Nhân sự là nội lực, là sức mạnh của một công ty, là một yếu tố không thể thiếu để làm nên hình ảnh của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sẽ chẳng thể nào phát triển tốt và ổn định nếu nhƣ sở hữu một nguồn nhân lực không có năng lực, tinh thần trách nhiệm kém và nội bộ không hòa đồng.

DNTN Tuấn Huy Chƣơng kinh doanh với quy mô nhỏ, hệ thống nhân sự đơn giản vì thế chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp quản lý, quan sát đƣợc từng bộ phận và từng cá nhân, nên khi có vấn đề phát sinh chủ doanh nghiệp sẽ nhanh chóng kiểm soát và sẽ tìm ra phƣơng pháp phù hợp nhất để điều chỉnh và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó công tác truyền đạt thông tin giữa các bộ phận cũng diễn ra hiệu quả, đầy đủ và chính xác tránh đƣợc sự nhầm lẫn và thiếu sót thông tin trong quá trình truyền đạt.

Tuy nhiên, do sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh có giá trị cao, nên nhân viên ở bộ phận sản xuất cũng nhƣ bán hàng rất dễ phát sinh lòng tham và dẫn đến những hành động gian lận, trái pháp luật, vì vậy công tác quản lý nhân sự cũng gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp đã phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều lần thay đổi nhân sự, nhiều phƣơng thức quản lý. Và từ đó đúc kết kinh nghiệm dần thì hiện nay công tác quản lý nhân sự của doanh nghiệp đã khá ổn định và chặt chẽ.

Hiện tại, đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp khá ổn định và có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Tuy nhiên trình độ giáo dục của các nhân viên không cao, chủ yếu là tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Nhƣng do tính chất của công việc hiện tại không đòi hỏi trình độ cao hay bằng cấp nên các nhân viên dễ dàng thích ứng, tiếp thu để có thể thực hiện tốt công việc và nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên trong tƣơng lai khi doanh nghiệp muốn chuyển đổi tất cả các khâu theo hình thức quản lý bằng công nghệ, ứng dụng các phần mềm quản lý thì sẽ phải gặp nhiều khó khăn do có những nhân viên lớn tuổi, những nhân viên có trình độ học vấn thấp nên việc tiếp cận với các phƣơng thức khoa học mới đối với họ sẽ rất khó khăn.

Bộ ph n sản xuất:

Hầu hết nhân viên ở bộ phận sản xuất của doanh nghiệp đều là những ngƣời có nhiều kinh nghiệm và thâm niên lâu năm trong nghề. Vì vậy, các sản

phẩm của họ đều đảm bảo về mặt chất lƣợng và độ tinh tế. Bên cạnh đó, do gắn bó lâu năm với doanh nghiệp nên đa số họ đều là những nhân viên đáng tin cậy và họ có thể kết hợp với nhau khá ăn ý trong công việc. Tuy nhiên, do tuổi đời khá lớn, họ lại không đƣợc đào tạo chuyên môn qua trƣờng lớp về chế tác vàng nên hầu hết họ chỉ làm việc theo một lối mòn duy nhất và không có sự sáng tạo về kiểu mẫu trong gia công, chế tác trang sức.

Bộ ph n bán hàng:

Đây có thể xem là bộ phận khá quan trọng của doanh nghiệp, họ là những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp. Bộ phần này luôn đƣợc chủ doanh nghiệp quan sát và quản lý trực tiếp để kịp thời chỉnh sửa thái độ của nhân viên hoặc giải quyết những vấn đề phát sinh với khách hàng mà nhân viên không có khả năng hoặc quyền hạn để giải quyết. Các nhân viên ở bộ phận này tƣơng đối hòa đồng và phối hợp khá ăn ý với nhau. Tuy nhiên ở bộ phận này có cả nhân viên nam lẫn nữ và độ tuổi cũng đa dạng, do đó thái độ phục vụ cũng không đồng đều ở mỗi cá nhân. Các nhân viên nữ thƣờng có thái độ tích cực và nhiệt tình hơn so với những nhân viên nam. Những nhân viên trẻ tuổi sẽ vui vẻ và hòa đồng với khách hàng hơn so với những nhân viên lớn tuổi. Tuy nhiên những nhân viên lớn tuổi và có thâm niên lại chững chạc hơn và quản lý sản phẩm tại quầy mình chặt chẽ hơn, ít xảy ra sai sót, thất thoát. Nhìn chung những nhân viên ở bộ phận bán hàng phục vụ khách hàng còn mang tính chất cảm tính, phụ thuộc vào tâm trạng của bản thân quá nhiều và còn hạn chế trong việc tiết chế cảm xúc khi gặp phải những khách hàng “khó chiều”.

Bảng 5.16: Cơ cấu bộ phận bán hàng từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: ngƣời

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số lƣợng nhân viên nam 2 2 3 3 Số lƣợng nhân viên nữ 5 6 6 6 Tổng 7 8 9 9

Nhiệm vụ:

-Nhân viên nam:

+ Những nhân viên trực phía ngoài tủ: kiểm tra tiền của khách rồi giao lại cho nhân bên trong, kiểm tra sản phẩm và tiền thói của nhân viên bên trong trƣớc khi đƣa cho khách.

+Nhân viên kiểm định: nhân viên này sẽ chịu trách nhiệm kiểm định nguồn gốc, tuổi vàng của sản phẩm cũ khi khách đem lại bán hoặc đổi để từ đó định giá bù đổi hoặc giá mua vào và khi quầy nào có đông khách hàng nhân viên này có nhiệm vụ phụ bán, đếm tiền cùng với nhân viên trực thuộc quầy đó.

-Nhân viên nữ:

Tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, giới thiệu sản phẩm phù hợp, cung cấp thông tin và tƣ vấn cho khách hàng, in xuất hóa đơn bán hàng, đảm bảo đầy đủ số lƣợng và chịu trách nhiệm với doanh thu và sản phẩm của quầy do mình quản lý.

Bộ ph n kế toán, thủ kho và giao hàng:

Những nhân viên ở ba bộ phận này đều là những ngƣời có kinh nghiệm và gắn bó lâu năm với doanh nghiệp, họ có phong thái làm việc chuyên nghiệp và ổn định. Họ thƣờng phối hợp rất ăn ý với các bộ phận còn lại và đều hoàn thành tròn nhiệm vụ do chủ doanh nghiệp giao. Hiện tại không có nhiều vấn đề ở ba bộ phận này.

Chính sách lương, thưởng và hỗ trợ nhân viên:

Để giúp cho đội ngũ nhân viên có động lực hơn trong công việc, chủ doanh nghiệp luôn cố gắng tính toán, nghiên cứu để có thể đƣa ra những mức lƣơng hấp dẫn, phù hợp với từng vị trí của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có chính sách thƣởng cùng với những chính sách hỗ trợ để kích thích tinh thần làm việc của nhân viên cũng nhƣ tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên có thể phát huy hết khả năng của bản thân trong công việc. Đồng thời trong thời gian gần đây, chủ doanh nghiệp còn đề ra chính sách thƣởng theo đánh giá xếp loại để nhân viên có đƣợc ý thức và trách nhiệm cao hơn với công việc để hoàn thành tốt những nhiệm vụ đƣợc giao.

-Chính sách lương:

+ Đối với nhân viên thuộc bộ phận sản xuất, mức lƣơng sẽ đƣợc tính dựa trên công thức

Lƣơng mỗi tháng = tiền công/sản phẩm x số lƣợng sản phẩm sản xuất/tháng

Do vậy, nếu nhân viên làm việc chăm chỉ sản xuất đƣợc nhiều thành phẩm thì sẽ có đƣợc thu nhập cao. Thƣờng họ có thu nhập trong khoảng 4 – 6 triệu/ tháng

+ Đối với nhân viên ở các bộ phận khác: Bảng 5.17: Cơ cấu lƣơng nhân viên

Chức vụ Số ngƣời Giới t nh Trình độ Mức lƣơng (VND) Bán hàng 3 nam THCS và THPT 2.600.000 hoặc 3.000.000 6 nữ THCS và THPT 2.600.000 hoặc 3.000.000 Giao hàng 1 nam THCS 3.000.000 Kế toán 1 nữ đại học 3.500.000 Thủ kho 1 nữ THPT 3.500.000

Nguồn: Doanh nghiệp Tư nhân Tuấn Huy Chương

- Chính sách thưởng:

+ Thƣởng Tết: Vào mỗi dịp tết âm lịch, nhân viên sẽ đƣợc nhận tiền thƣởng (tiền lì xì). Mức thƣởng từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng, mức thƣởng đƣợc đánh giá dựa vào số năm gắn bó với doanh nghiệp, tinh thần trách nhiệm, tinh thần hòa đồng trong nội bộ.

+ Thƣởng theo đánh giá năng lực: hình thức thƣởng này không áp dụng đối với nhân viên ở bộ phận sản xuất. Doanh nghiệp sẽ có hai mức thƣởng:

Mức 1: 2.000.000 đồng/ ngƣời đối với những nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, có tinh thần trách nhiệm, năng động trong công việc (chủ yếu đánh giá cảm tính).

Mức 2: 1.000.000 đồng/ ngƣời đối với những nhân viên hoàn thành đúng nhiệm vụ đƣợc giao, chƣa năng động trong công việc, chƣa có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc (thƣờng xuyên sử dụng điện thoại trong giờ làm việc, tiếp khách qua loa không nhiệt tình,…)

- Hỗ trợ nhân viên:

Các nhân viên của doanh nghiệp đều đƣợc hỗ trợ ăn 3 buổi trong ngày. Đối với những nhân viên ở xa, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ miễn phí chỗ ở.

Mỗi năm doanh nghiệp đều tổ chức cho toàn thể nhân viên đi du lịch từ 2 đến 3 lần, mọi chi phí đều do doanh nghiệp chi trả, mỗi nhân viên đƣợc phép dẫn 1 ngƣời nhà theo cùng.

5.2.2 Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Bảng 5.18: Một số chỉ số tài chính từ 2010 – 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012

I Cơ cấu nguồn vốn 1 Nợ phải trả/tổng

nguồn vốn % - - - 2 Vốn chủ sở hữu/tổng

nguồn vốn % 100 100 100 II Tỷ suất sinh lời

1 Lợi nhuận ròng Triệu đồng 3.522,67 3.319,41 3.284,8 2 Doanh thu thuần Triệu đồng 222.172,4 268.834 266.562 3 Tổng tài sản Triệu đồng 15.044,89 19.577,61 23.936,96 4 Tỷ số lợi nhuận ròng/doanh thu thuần(ROS) % 1,59 1,23 1,23 5 Tỷ số lợi nhuận ròng/tổng tài sản(ROA) % 23,48 16,89 13,92

Nguồn: Doanh nghiệp Tư nhân Tuấn Huy Chương

DNTN Tuấn Huy Chƣơng có nguồn lực tài chính khá mạnh với 100% nguồn vốn của doanh nghiệp là vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp không vay mƣợn nợ từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tƣơng đối ổn định qua các năm, trong các năm vừa qua doanh nghiệp không có hiện tƣợng kinh doanh thua lỗ. Lợi nhuận hàng năm luôn đƣợc tái đầu tƣ với tỷ lệ 70%. Nguồn vốn của doanh nghiệp ngày càng mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.

Các tỷ số về hiệu quả hoạt động của DNTN Tuấn Huy Chƣơng cũng rất khả quan. Cụ thể tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu và tổng tài sản năm 2010 lần lƣợt là 1,59 và 23,48. Điều đó có nghĩa là trong năm 2010 khi doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng doanh thu doanh nghiệp thu đƣơc 1,59 đồng lợi nhuận, tƣơng tự trong 100 đồng tài sản để kinh doanh thì thu đƣợc 23,48 đồng lợi nhuận. Qua năm 2011 và 2012, hai tỷ số này có mức sụt giảm đáng kể. Tƣơng tự nhƣ trên, năm 2011 trong 100 đồng tài sản kinh doanh chỉ thu đƣợc 16,89 đồng lợi nhuận và trong 100 đồng doanh thu, lợi nhuận chỉ có 1,23 đồng. Năm 2012 trong 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu đƣơc có 1,23 đồng lợi nhuận và trong 100

đồng tài sản kinh doanh chỉ thu đƣợc 13,92 đồng lợi nhuận. Các chỉ số tài chính giảm mạnh không phải do công tác quản lý chi phí, sử dụng vốn và hoạt động kinh doanh năm 2011 và 2012 của doanh nghiệp không hiệu quả mà do năm 2011 giá vàng tăng 16,11% so với năm 2010, tƣơng tự giá vàng năm 2012 tăng 10,76% làm doanh thu tăng cao, trong khi đó năm 2011 và năm 2012 nền kinh tế Thế Giới cũng nhƣ nền kinh tế cả nƣớc gặp khá nhiều khó khăn. Tình hình nợ công ngày càng báo động, lạm phát thì tăng cao, thị trƣờng bất động sản đóng băng với hàng loạt các dự án chào bán giảm giá nhƣng vẫn bị bỏ trống; thị trƣờng chứng khoán lao đao và trong cả nƣớc ƣớc tính có khoảng 50.000 doanh nghiệp đóng cửa. Nhìn chung, năm 2011 và 2012 là những năm khá ảm đạm đối với đời sống của ngƣời dân và công việc kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp.

Đồng thời thị trƣờng vàng năm 2012 cũng đã “giảm nhiệt” khá nhiều so với năm 2011, do giá vàng trong nƣớc vƣợt xa thế giới là một lý do khiến ngƣời dân trở nên “dè chừng” với vàng, khiến lực mua vàng trong dân ảm đạm, không còn thấy cảnh ngƣời dân đổ xô đi mua vàng từ đó k o theo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2012 tiếp tục giảm.

Bảng 5.19: Một số chỉ số tài chính của 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 STT Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 STT Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

I

Cơ cấu nguồn vốn 1 Nợ phải trả/tổng nguồn

vốn % - -

2 Vốn chủ sở hữu/tổng

nguồn vốn % 100 100 II Tỷ suất sinh lời

1 Lợi nhuận ròng Triệu đồng 1.478,65 1.866,84 2 Doanh thu thuần Triệu đồng 121.106,50 118.634,80 3 Tổng tài sản Triệu đồng - - 4 Tỷ số lợi nhuận ròng/doanh thu thuần(ROS) % 1,22 1,57 5 Tỷ số lợi nhuận ròng/tổng tài sản(ROA) % - -

Nguồn: Doanh nghiệp Tư nhân Tuấn Huy Chương

Doanh nghiệp với quy mô nhỏ và thực hiện cơ cấu tái đầu tƣ liên tục do đo công tác thống kê giá trị tổng tài sản chỉ đƣợc thực hiện vào cuối năm do vậy trong 6 tháng đầu năm doanh nghiệp không có chỉ số ROA.

Trong 6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có phần khởi sắc hơn năm 2011 và 2012 với tỉ số ROS là 1,57% cũng có nghĩa là trong 6 tháng đầu năm 2013 khi doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu đƣơc 1,57 đồng lợi nhuận. Có thể lý giải cho điều này là do trong 6 tháng đầu năm 2013, giá vàng có mức sụt giảm mạnh mẽ kéo theo doanh thu và giá vốn giảm đi nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012 (thời điểm giá vàng trên đà tăng nhƣ một cơn sốt). Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong nƣớc 6 tháng đầu năm 2013 có vẻ khá khả quan khi môi trƣờng kinh tế vĩ mô đã đƣợc duy trì ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát. Do đó đời sống của ngƣời dân có vẻ

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động marketingmix tại doanh nghiệp tư nhân vàngtuấn huy chương (Trang 94)