- Hoạt động từ thiện:
Hiện tại doanh nghiệp thực hiện khá nhiều hoạt động từ thiện lớn, nhỏ nhƣ: đóng góp tập sách cho trƣờng học, quyên góp lƣơng thực, thực phẩm cho bệnh viện, quyên góp xây cầu đƣờng, quyên góp và vận động tu sửa chùa đình, xây dựng nhà tình thƣơng….Các hoạt động này chủ yếu đƣợc thực hiện đơn giản là do xuất phát từ tấm lòng mong muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn chứ không nhằm đến mục đích quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp, vì vậy những hoạt động từ thiện của doanh nghiệp đƣợc thực hiện khá lặng lẽ và không phô trƣơng, không phổ biến trên các hệ thống truyền thông. Tuy nhiên, với tần suất các hoạt động từ thiện diễn ra dày đặc, thƣờng xuyên và liên tục nên chủ doanh nghiệp đƣợc phần lớn ngƣời dân trong huyện biết đến với tấm lòng hảo tâm, giúp đỡ ngƣời dân nghèo khó. Điều này cũng ít nhiều đã tạo dựng niềm tin đối với khách hàng và đem đến cho khách hàng cái nhìn thiện cảm về doanh nghiệp.
Bảng 4.5: Chi phí cho hoạt động từ thiện của DNTN Tuấn Huy Chƣơng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013
Chi phí 220 210 225 180
Nguồn: Doanh nghiệp Tư nhân Tuấn Huy Chương
- Chính sách giảm giá:
Doanh nghiệp hiện chƣa quan tâm nhiều đến việc đề ra một chính sách giảm giá khoa học và cụ thể, phân mức giảm giá với từng nhóm đối tƣợng khách hàng mà thƣờng chỉ thực hiện cảm tính. Ví dụ: Khi có khách quen hoặc khách mua bán với số lƣợng lớn thì doanh nghiệp sẽ thực hiện giảm giá, mức giảm cũng tùy thuộc vào mức giá ở thời điểm hiện tại.
- Chƣơng trình khuyến mãi, tặng quà:
Hiện tại doanh nghiệp không có nhiều chƣơng trình khuyến mãi cho khách hàng. Mỗi năm, doanh nghiệp chỉ tặng lịch cho khách vào dịp tết, chi phí trung bình khoảng từ 15 – 21 triệu/năm. Doanh nghiệp thƣờng áp dụng chƣơng trình tặng lịch vào khoảng thời gian cuối tháng 11 và đầu tháng 12 dƣơng lịch mỗi năm.
Doanh nghiệp thƣờng chọn những loại lịch cao cấp, có mẫu mã đẹp và bắt mắt để làm quà tặng khách hàng vào dịp tết. Vì vậy, đa số khách hàng đều rất ƣa thích quà tặng của doanh nghiệp.
Số lƣợng quà tặng doanh nghiệp dự trù chỉ áp dụng cho các khách sỉ, khách hàng có quen biết và một số khách hàng mới đến nhƣng mua với số lƣợng lớn. Trong khi đó, lƣợt khách mua hàng vào thời điểm này khá cao. Do đó, có những khách hàng đến mua sẽ không có đƣợc quà tặng, do số lƣợng quà không đủ. Vì vậy, có một số trƣờng hợp sẽ làm mất lòng khách hàng.
Cách thức doanh nghiệp phân loại và dự tính số lƣợng quà tặng cũng nhƣ khách hàng chủ yếu dựa vào cảm tính. Vì thế, mỗi năm doanh nghiệp thƣờng xảy ra vấn đề thiếu quà cho một số khách hàng quan trọng.
Bảng 4.6: Chi phí cho hoạt động tặng quà của DNTN Tuấn Huy Chƣơng từ năm 2010-2013
Nguồn: Doanh nghiệp Tư nhân Tuấn Huy Chương
- Các hình thức chiêu thị khác:
Do doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm về kim hoàn và mô hình hoạt động cũng chỉ ở quy mô nhỏ nên hiện doanh nghiệp không áp dụng các loại hình chiêu thị nhƣ: quảng cáo, phát tờ rơi, phát hành catalouge…Vì những phƣơng thức này không phù hợp.
Quà tặng Năm 2010 2011 2012 2013 Số lƣợng (tờ) Chi phí ( triệu đồng) Số lƣợng (tờ) Chi phí ( triệu đồng) Số lƣợng (tờ) Chi phí ( triệu đồng) Số lƣợng (tờ) Chi phí ( triệu đồng) Lịch loại 1 30 2,13 40 2,84 40 2,96 50 3,70 Lịch loại 2 150 7,95 150 7,95 150 8,55 200 11,40 Lịch loại 3 150 5,70 200 7,60 200 8,00 150 6,00 Tổng 350 15,78 390 18,39 390 19,51 400 21,10
CHƢƠNG 5
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 5.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI
5.1.1 Môi trƣờng vĩ mô
5.1.1.1 Kinh tế
a. Kinh tế trong nước
Một quốc gia có tình hình kinh tế ổn định và phát triển, đời sống nhân dân sẽ không gặp nhiều khó khăn, các công ty sẽ kinh doanh ngày càng thuận lợi. Trong những năm qua tình hình kinh tế của Việt Nam diễn biến không ổn định và có phần tiêu cực. Điều này cũng ảnh hƣởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, kinh tế Việt Nam có những biến động nhƣ sau:
Trong năm 2010, tình hình kinh tế khá khả quan với sản xuất công nghiệp phục hồi ấn tƣợng (tăng 14%). Xuất khẩu tăng mạnh bất chấp xuất khẩu dầu thô giảm. Tăng trƣởng ở khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở mức cao, đạt gần 40%. Nhập khẩu cũng tăng mạnh trở lại do nhu cầu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Tuy nhiên sang năm 2011, kinh tế lại có chiều hƣớng tụt dốc, trong đó có những chính sách nóng gây ảnh hƣởng nhiều đến kinh tế là việc tăng giá điện, xăng dầu, siết nhập khẩu ô tô và độc quyền vàng…Năm 2011 đƣợc giới chuyên gia đánh giá là năm biến động thất thƣờng của thị trƣờng vàng; bất động sản; tài chính, ngân hàng, chứng khoán, với hơn 50.000 doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản. Nguyên nhân khách quan của sự biến động kinh tế năm 2011 đƣợc đƣa ra là do tác động nặng nề, phức tạp của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân chủ quan là do những yếu kem nội tại của nền kinh tế với mô hình tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tƣ k m hiệu quả tích tụ từ nhiều năm, chậm đƣợc khắc phục và do những hạn chế, yếu k m trong lãnh đạo, quản lý, nhất là trong quản lý kinh tế vĩ mô…
Trong năm 2012, tình hình kinh tế không có vẻ khả quan hơn là bao, tốc độ tăng trƣởng kinh tế thấp chỉ khoảng 5,03% (GDP thấp nhất trong 13 năm trở lại đây). Mặt bằng lãi suất có xu hƣớng giảm, thị trƣờng vàng không ổn định.
Nợ công, nợ xấu và tổng dƣ nợ không giảm thậm chí cao hơn năm 2011. Bất động sản vẫn đóng băng và tỷ lệ doanh nghiệp phá sản vẫn không giảm.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế diễn biến có tích cực hơn. Kinh tế vĩ mô đƣợc duy trì ổn định, tăng trƣởng GDP đƣợc duy trì bằng mức
cùng kì năm ngoái nhờ những giải pháp tháo gỡ khó khăn theo tinh thần của Nghị quyết 02, lạm phát đƣợc kiểm soát ở mức 2,4% do tổng cầu yếu và xu hƣớng giảm giá hàng hóa thế giới, tạo dƣ địa cho điều chỉnh giá cơ bản, cán cân thanh toán tiếp tục thặng dƣ, dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc tăng cao đạt mức kỷ lục, giá trị VND tiếp tục đƣợc cải thiện, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định. Trong 6 tháng cuối năm Nhà nƣớc sẽ tiếp tục đề ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
b. Thị trường vàng Thế giới
Giá vàng Thế giới: Việt Nam là quốc gia tiêu thụ vàng đứng thứ 8 trên Thế giới, tuy nhiên nguồn cung vàng của Việt Nam chủ yếu là do nhập khẩu từ các quốc gia khác trên Thế giới. Do vậy giá vàng Việt Nam chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ giá vàng Thế giới.
Giá 1 lƣợng vàng = (Giá vàng thế giới + chi phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1+ thuế nhập khẩu) x 1,20556 x tỷ giá USDVND + phí gia công + phí hải quan. 1224 1656,3 1421,6 1584,7 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2010 2011 2012 Jun-13 U SD /o u n c e Giá vàng Thế Giới
Nguồn: Số liệu thống kê từ Kitco
Hình 5.1 Biểu đồ giá vàng Thế giới từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Nhìn lại thị trƣờng vàng Thế giới trong những năm gần đây, từ năm 2010 – 2012, giá vàng tăng giá liên tục từ 1421,6 USD/ounce đến 1656,3 USD/ounce. Lý do của việc tăng giá này là do giới đầu tƣ không còn tin tƣởng vào các loại tiền tệ quốc tế khác cũng nhƣ giá trị của các kênh đầu tƣ khác, vì thế họ đổ xô vào thị trƣờng kim loại quý này để tìm kiếm sự bảo đảm giá trị tài sản trƣớc cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, nỗi lo mất giá của tiền giấy, tốc độ phục hồi kinh tế chậm chạp tại Mỹ và lạm phát có chiều hƣớng gia tăng mạnh
tại các nền kinh tế phát triển. Nhiều ngân hàng trung ƣơng trên thế giới, đặc biệt là các ngân hàng trung ƣơng tại châu Á, đã đẩy mạnh mua vàng dự trữ.
Đầu năm 2013 giá vàng leo lên mức gần 1700 USD/ounce, nhƣng đến tháng 2/2013 giá vàng lại rớt xuống dƣới 1600USD/ounce. Giá vàng giảm 23% trong quý 2 năm 2013, quý giảm mạnh nhất kể từ năm 1920. Trong 6 tháng đầu năm, giá vàng giảm tổng cộng 28% và ở mức 1224 USD/ounce. Giá vàng đầu năm 2013 liên tục giảm vì các lý do nhƣ nhu cầu tiêu thụ vàng yếu, lƣợng cung tăng, lạm phát ở các quốc gia trên thế giới đƣợc giữ ở mức thấp, đồng USD ổn định và thị trƣờng vàng đã không còn hấp dẫn hơn các kênh đầu tƣ khác nhƣ bất động sản và chứng khoán.
Những diễn biến trên thị trƣờng kinh tế - tài chính quốc tế cho thấy, xu hƣớng giá vàng giảm ngày càng rõ rệt, các nhà đầu tƣ không còn tin vào vị thế của vàng. Giá vàng thế giới thời gian tới đƣợc các chuyên gia quốc tế dự đoán sẽ diễn biến theo xu hƣớng: giá vàng thế giới sẽ tiếp tục xu hƣớng giảm, do những căng thẳng tài chính trên thế giới lắng dịu; tăng trƣởng kinh tế thế giới khả quan hơn; nhiều quỹ đầu tƣ lớn trên thế giới, một số ngân hàng trung ƣơng và ngƣời dân sẽ bán vàng ra để lấy tiền kinh doanh, hay đầu tƣ vào các kênh khác…
c. Thị trường vàng trong nước
36,03 34 45,52 40,8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2010 2011 2012 Jun-13 Tri ệu đồ ng Giá vàng
Nguồn: Số liệu thống kê từ SJC
Hình 5.2 Biểu đồ giá vàng trong nƣớc từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Trong những năm qua, cũng nhƣ xu hƣớng chung của giá vàng Thế giới, từ năm 2010-2012, giá vàng trong nƣớc theo chiều hƣớng tăng, giá vàng cuối năm 2010 là 36,03 triệu đồng/lƣợng và đến cuối năm 2012 giá vàng đạt mức
45,52 triệu đồng/lƣợng. Trong khoảng thời gian này, thị trƣờng vàng trong nƣớc có khá nhiều biến động, đáng kể là những cơn sốt về vàng làm cho giá vàng trong nƣớc leo thang và vƣợt xa mức giá vàng Thế giới. Vào giai đoạn trong nửa cuối năm 2011, ngƣời dân phải mua vàng trong nƣớc với giá “đắt hơn” giá vàng thế giới từ 1 đến 2 triệu đồng/lƣợng, thậm chí ở những thời điểm giá vàng lên cơn sốt, khoảng cách chênh lệch có thể lên tới 3 triệu đồng/lƣợng là hiện tƣợng thƣờng xuyên xảy ra. Theo niêm yết của SJC giá vàng có lúc tăng mạnh đạt mức kỉ lục 49 triệu đồng/lƣợng vào thời điểm quý 3 năm 2011. Nguyên nhân cho sự tăng giá này là do nợ công, lạm pháp, bất ổn chính trị kinh tế khu vực, lạm phát cao, khủng hoảng kinh tế chính trị, đẩy các nhà đầu tƣ đổ xô vào vàng, đó là lý do chính hỗ trợ cho giá vàng thế giới tăng cao, k o theo làn sóng tăng giá của vàng trong nƣớc.
Tuy nhiên sang năm 2013, giá vàng lại diễn biến theo chiều hƣớng ngƣợc lại, giá vàng đã sụt giảm đáng kể, có khi giảm xuống còn 34 triệu đồng/lƣợng vào thời điểm ngày 28/6/2013 (theo giá của SJC). Nhƣ vậy chỉ trong vòng 6 tháng, giá vàng đã giảm 11,52 triệu đồng/lƣợng so với ngày đầu năm (giảm hơn 25%).
Thị trƣờng vàng trong nƣớc luôn có những biến động lớn và chênh vênh so với giá vàng Thế giới là bởi thói quen tích trữ vàng của ngƣời dân. Do vậy, bất cứ khi nào giá vàng trong nƣớc đột ngột tăng hoặc giảm mạnh là ngƣời ngƣời lại k o nhau đi mua vàng. Từ đó dẫn đến những cơn sốt về vàng, điển hình là vào tháng 8/2011 khi giá vàng tăng mạnh và vào khoảng tháng 4/2013 khi giá vàng giảm mạnh ngƣời dân đã đổ xô đi mua vàng, đẩy cầu về vàng tăng mạnh.
Dự báo tình hình 6 tháng cuối năm 2013, theo Bộ Công thƣơng, do các NHTM không đƣợc ph p cho vay hay huy động vàng theo quy định nên thị trƣờng vàng 6 tháng cuối năm 2013 sẽ chịu tác động chủ yếu từ nhu cầu tích trữ vàng của ngƣời dân.
Ngoài ra, Bộ Công thƣơng cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, lạm phát không còn là một vấn đề quá lớn khi các chính sách tiền tệ của Chính phủ đã dần phát huy tác dụng với mục tiêu lạm phát chỉ từ 6-7%, trong khi đó, các kênh đầu tƣ không còn hấp dẫn nhƣ trƣớc, bất động sản đóng băng, gửi ngân hàng lãi suất không cao, chứng khoán nhiều rủi ro… thì đầu tƣ vàng sẽ tiếp tục là kênh đầu tƣ dài hạn của một bộ phận ngƣời dân không ƣa mạo hiểm và có thói quen tích trữ vàng.
d. Tỷ giá VND/USD
Trên thị trƣờng Thế giới, đồng USD đƣợc xem nhƣ là đơn vị tiêu chuẩn để đo lƣờng giá trị hàng hóa và đặc biệt là đối với những sản phẩm nhƣ vàng hoặc dầu. Dựa theo công thức quy đổi giá vàng, tỷ giá VND/USD tác động cùng chiều lên giá vàng trong nƣớc. Tuy nhiên, trên thực tế, tác động của tỷ giá VND/USD lên giá vàng đƣợc giao dịch trên thị trƣờng Việt Nam lại khá phức tạp, góp phần làm giá vàng trong nƣớc và giá vàng thế giới quy đổi có sự chênh lệch.
Khi xét ở những khoảng biến động nhỏ của giá vàng và tỷ giá VND/USD trong những khoản thời gian ngắn hạn thì chúng thƣờng tỉ lệ nghịch với nhau. Vì hiện nay, ngoài việc dự trữ và đầu tƣ vào kênh vàng ngƣời dân còn hình thức dự trữ đồng USD. Do đó, nếu nhƣ giá USD tăng thì ngƣời dân sẽ chuyển sang dự trữ USD thay vì dự trữ vàng. Khi đó, cầu về vàng sẽ giảm và làm cho giá vàng cũng giảm theo.
21.130 20.815 19.495 21.030 18500 19000 19500 20000 20500 21000 21500 2010 2011 2012 Jun-13 V N D Tỷ giá VND/USD
Nguồn: Số liệu thống kê từ Sacombank
Hình 5.3. Biểu đồ tỷ giá VND/USD từ nằm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Trong những năm gần đây tỷ giá USD biến động không ổn định. Tỷ giá VND/USD từ năm 2010 đến năm 2011 tăng đột biến từ 19.495 VND/USD đến 21.030 VND/USD tăng 7,9%/năm. Tuy nhiên sang năm 2012 tỷ giá VND/USD lại giảm khoảng 1%. Đây là một hiện tƣợng ngƣợc lại diễn biến của tỷ giá trên thị trƣờng trong những năm (2008-2011) khi tỷ giá luôn biến động theo chiều hƣớng tăng dần. Trong nữa đầu năm 2013 tỉ giá VND/USD có chiều hƣớng tăng trở lại nhƣng mức tăng không cao khoảng 1,6%.
Mặc dù trong những năm qua nhiều lần NHNN ban hành hàng loạt chính sách nhằm ổn định tỷ giá USD tuy nhiên do độ trễ của các chính sách do NHNN ban hành khiến cho tỷ giá tăng giảm không ổn định, ngoài ra tỷ giá USD tăng còn do tác động không nhỏ của giá vàng, lãi suất VND và chỉ số CPI.
Trong năm 2013, sự ổn định của tỷ giá đƣợc k o dài đến hết quý I/2013. Nhƣng, sang đầu quý II/2013, thị trƣờng đã có những biến động. Cụ thể là, từ cuối tháng 4/2013 đến cuối tháng 6/2013, nhiều NHTM đã nâng giá USD lên kịch trần cho ph p 1 USD đổi 21.036 VND. Ngân hàng Nhà nƣớc đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên thêm 1% so với trƣớc đó. Theo đó, các NHTM cũng đồng loạt điều chỉnh tăng tỷ giá mua - bán ngoại tệ của mình. Sau đợt điều chỉnh đó, bắt đầu từ đầu tháng 7/2013, tại các NHTM, tỷ giá VND/USD đƣợc niêm yết phổ biến ở mức từ 21.110-21.160 VND/USD (mua