Một số đề xuất khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 97 - 103)

4.4. Kiến nghị

4.4.3 Một số đề xuất khác

Cần có những quy định về cơ chế tháo gỡ các rào cản, để tạo sự chuyển biến mới trong phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Đồng thời, bổ sung các quy định rõ và cụ thể hơn về chính sách chiêu hiền, đãi sĩ, chính sách sử dụng nhà khoa học, tạo điều kiện cho nhà khoa học làm việc.

Luật KH&CN còn thiếu quy định về hoạt động KH&CN của trƣờng đại học, về nhà khoa học trong trƣờng đại học; không phân biệt rõ lực lƣợng nào nghiên cứu công nghệ, lực lƣợng nào là nhà khoa học, do đó chƣa có quy định tƣơng ứng. Có thể thấy, lực lƣợng nghiên cứu và giảng dạy thực sự là những nhà khoa học nhƣng chƣa đƣợc quan tâm trong Luật.

Vai trò đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực của Bộ Giáo dục đào tạo còn đƣợc đề cập mờ nhạt. Giữa các trƣờng từ cấp phổ thông cho đến cấp đại học, giữa Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ Khoa học công nghệ chƣa có sự gắn kết với nhau. Chƣa có cơ chế, quy định để ngƣời có khả năng nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục có thể liên hệ với đơn vị chủ quản về KH&CN để hỗ trợ nghiên cứu.

Cần quy định rõ khái niệm và địa vị pháp lý, điều kiện công nhận cá nhân đƣợc xem là có khả năng thực hiện nhiệm vụ KH&CN để có chế tài hoặc có điều kiện công nhận để có chế độ ƣu đãi của Nhà nƣớc. Làm rõ các chức danh KH&CN có gắn liền với ngạch, lƣơng hay không? Ai là ngƣời quyết định danh hiệu này? Bổ sung quy định tiêu chí về nhân tài, tiêu chí về ngƣời làm nghiên cứu khoa học. Quy định vinh danh các nhà khoa học có nhiều đóng góp công trình vào cho sản xuất. Quy định tại khoản 5 Điều 22 của dự thảo luật còn chung chung, tạo kẽ hở trong việc chuyển giao công nghệ thuộc diện bí mật Nhà nƣớc, điều này là mâu thuẫn với khoản 3 Điều 23. Cần quy định rõ cá nhân có thể đƣợc ngƣời khác chuyển giao kết quả hoạt động KH&CN để làm cơ sở nghiên cứu và có quyền chuyển giao kết quả hoạt động KH&CN do mình tạo ra bằng nguồn lực tài chính và thiết bị của mình.

Điều 25 của Dự thảo Luật sửa đổi chỉ quy định việc ký kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nƣớc với các tổ chức, cá nhân đƣợc tuyển chọn đối với các nghiên cứu do ngân sách Nhà nƣớc tài trợ. Còn quyền nghiên cứu là của mỗi ngƣời, không cần hợp đồng, cần khuyến khích tự do nghiên cứu.

Cần phải có chính sách đối với những ngƣời có bằng sáng chế. Điều 50 của Dự thảo luật quy định về việc đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài về KH&CN. Điều này cần quy định về cơ chế để bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ khoa học trẻ, có quỹ

tạo cần có yêu cầu cụ thể, kết quả đạt đƣợc và kinh phí đầu tƣ hợp lý, không ghi chung chung.

Điều 69 của dự thảo luật quy định về giải thƣởng KH&CN cần bổ sung quy định ƣu đãi đối với ngƣời có giải thƣởng và ngƣời có vinh dự đƣợc trong nƣớc và thế giới công nhận. Bổ sung quy định về chế độ bảo hiểm cho những ngƣời làm KH&CN ở những lĩnh vực nguy hiểm, ví dụ nhƣ trong lĩnh vực hạt nhân.

Nhân lực KH&CN ngày nay đã trở thành nhân tố quyết định không chỉ đối với việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế-xã hội cả trung và dài hạn. Trên bình diện quốc gia, việc thiếu đội ngũ cán bộ KH&CN giỏi còn trở thành lực cản đối với tiến trình đi tới những mục tiêu tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững. Luật KH&CN sửa đổi, bổ sung cần chú trọng đặc biệt tới các chế định về nhân lực KH&CN. Đó sẽ là tiền đề cho sự phát triển của nền KH&CN, đóng góp vào sự phát triển và tiến bộ xã hội.

KẾT LUẬN

Nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lƣợng hoạt động của mọi tổ chức, nhất là đối với các cơ quan Nhà nƣớc. Là một tế bào trong hệ thống các cơ quan Nhà nƣớc, với chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, Viện CNPM và NDS Việt Nam cần có một đội ngũ nhân lực đủ về số lƣợng và đảm bảo chất lƣợng để có thể đảm đƣơng tốt công việc của ngành. Điều này đòi hỏi công tác quản lý nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam phải có những biện pháp để nhằm thu hút và giữ chân đƣợc ngƣời tài, góp phần vào sự phát triển của ngành.

Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Quản lý nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam ”, học viên rút ra một số kết luận sau:

Một là, quản lý nhân lực trong cơ quan nhà nƣớc là sự tác động có mục đích,

có tổ chức của ngƣời quản lý lên ngƣời lao động nhằm thực hiện mục tiêu chung của cơ quan, đơn vị. Quản lý nhân lực bao gồm các nội dung chủ yếu nhƣ: xác định nhu cầu, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và đánh giá nhân lực. Quản lý nhân lực là một trong những công tác quan trọng nhất đối với việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc.

Hai là, Viện CNPM và NDS Việt Nam là một cơ quan chuyên môn với vị

trí, chức năng đặc thù. Nhân lực là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự thành công của cơ quan này. Là một đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thì công tác quản lý nhân lực cần phải đạt hiệu quả cao để xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lƣợng và đạt chất lƣợng cao.

Ba là, công tác quản lý nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam ở trung

ƣơng trong những năm qua tuy đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định nhƣ đã xác định nhu cầu nhân lực, tổ chức thi tuyển công khai để tuyển dụng để bù đắp đủ số lƣợng nhân lực bị thiếu hụt do một lƣợng lớn các cán bộ lớn tuổi nghỉ hƣu, tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ tin học và ngoại ngữ, .v.v.

Bốn là,công tác quản lý nhân sự của cơ quan vẫn còn nhiều hạn chế do các nguyên chủ quan và khách quan nhƣ: kết quả xác định nhu cầu nhân lực chƣa phản ánh toàn bộ nhu cầu thực tế về nhân lực của các đơn vị, công tác tuyển dụng chƣa linh hoạt, công tác đào tạo chƣa thật bài bản, công tác đánh giá vẫn còn mang tính chung chung chƣa khuyến khích đƣợc sự nỗ lực phấn đấu của các cán bộ, công chức.

Năm là, Với chức năng đặc thù về chuyên môn, Viện CNPM và NDS Việt

Nam cần có một lực lƣợng nhân lực mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Để có đƣợc điều này đòi hỏi công tác quản lý nhân lực phải thực sự hiệu quả thông qua thực hiện đồng thời các giải pháp từ xác định nhu cầu nhân lực, tuyển dụng, đào tạo cho tới đánh giá cán bộ công chức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Christian Batal, 2002. Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực Nhà nước. Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.

2. Chính phủ nƣớc cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Nghị định

24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010. Hà Nội.

3. Chính phủ nƣớc cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Nghị định số

93/2010/NĐ-CPngày 31/8/2010. Hà Nội.

4. Chính phủ nƣớc cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2004. Nghị định số

40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004.

5. Chính phủ nƣớc cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2009. Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg ngày 03/04/2009.

6. Nguyễn Hữu Dũng, 2009. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở Việt

Nam. Tạp chí Lao động và Xã hội, số 353 trang 24-25.

7. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2004. Quản trị nhân lực. Giáo trình, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Phan Huy Đƣờng, 2012. Quản lý Nhà nước về kinh tế. Giáo trình chƣơng I, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Lê Thanh Hà, 2011. Quản trị nhân lực. Giáo trình Trƣờng Đại học Lao động – xã hội.

10. Lê Thị Hƣờng, 2008. Nguồn lực con ngƣời – Yếu tố quyết định sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạp chí Lao động và Xã hội, số 329, trang 27-28. 11. Ứng Thị Thanh Nga, 2012. Quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực

ngành kế hoạch và đầu tư ở nước hiện nay. Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính

công. Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

12. Vĩnh Nguyên, 2007. Nhân lực – Nhân tố hàng đầu của phát triển. Tạp chí Thương Mại, số 20, trang 2.

14. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2008. Luật cán bộ công

chức, số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008. Hà Nội.

15. Lê Minh Thông và Nguyễn Danh Châu, 2009. Kinh nghiệm công tác nhân sự

của một số nước”. Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.

16. Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân, 2011. Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức

công. Giáo trình Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.

17. Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Quyết định số 54/2010/QĐ-TTgngày 24/8/2010. Hà Nội.

18. Thủ tƣớng Chính phủ, 2013. Quyết định số 65/2013/QĐ-TTgngày 11/11/2013. Hà Nội.

Website:

19. Nguyễn Thị Loan, 2014. “Đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI”, Tạp chí Cộng sản <http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-

moi/2014/26536/Doi-moi-giao-duc-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc- theo.aspx>

20. Thạch Thọ Mộc, 2013. “Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng và đánh giá đội ngũ công chức ở nước hiện

nay”.<http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/bid/84/ArticleId/825/language/vi- VN/Ti-p-t-c-d-i-m-i-cong-c-tuy-n-d-ng-va-danh-gia-d-i-ngu-cong-ch-c-n-c--hi- n-nay.aspx>.

21. Lƣu Đình Vinh, 2014. “Yếu tố con người trong cải cách hành chính hiện nay”,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)