Giới thiệu về Viện CNPM và NDS Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 54 - 57)

3.1 Khái quát về Viện CNPM và NDS Việt Nam và yêu cầu đối với quản lý

3.1.1 Giới thiệu về Viện CNPM và NDS Việt Nam

Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 901/Qđ-TTg ngày 19 tháng 07 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Quyết định số 370/Qđ-TTg ngày 10 tháng 04 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ và Quyết định số 30/2008/Qđ-BTTTT ngày 06 tháng 5 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam là đơn vị sự nghiệp khoa học - công nghệ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng giúp Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông trong nghiên cứu, xây dựng và triển khai chiến lƣợc, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, đề án, dự án phát triển trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho công nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông; nghiên cứu - phát triển và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ phần mềm, nội dung thông tin số.

Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam đã đƣợc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận hành chính quốc gia đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ số A-728 ngày 21 tháng 5 năm 2008; Cục thuế TP. Hà nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế số 0102742794 ngày 13 tháng 5 năm 2008.

Trụ sở làm việc hiện nay của Viện đặt tại Tầng 8, Tòa nhà Cục Tần Số Vô Tuyến Điện, 115 Trần Duy Hƣng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông, có chức năng nghiên cứu, tƣ vấn, xây dựng và tham gia triển khai chiến lƣợc, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, đề án, dự án, nhiệm vụ thƣờng xuyên và đặt hàng để phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số; nghiên cứu, xây dựng và kiểm định tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành; đào tạo và phát triển nhân lực trình độ cao cho công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông; nghiên cứu - phát triển và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ phần mềm, nội dung thông tin số.

Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại kho bạc nhà nƣớc và các ngân hàng thƣơng mại để giao dịch theo qui định của pháp luật; đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất của Viện, các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm; đƣợc hƣởng mọi ƣu đãi cao nhất liên quan tới hoạt động nghiên cứu và phát triển phù hợp với các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Công nghệ thông tin, Luật Công nghệ cao và các văn bản pháp luật có liên quan khác.Viện còn có các đơn vị trực thuộc bao gồm :

▪ Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu và Phát triển thị trƣờng

▪ Trung tâm Đào tạo - Dịch vụ Công nghệ thông tin và truyền thông ▪ Tạp chí Phần mềm và Nội dung số

▪ Trung tâm Kiểm định sản phẩm và dịch vụ phần mềm ▪ Trung tâm chuyển giao Công nghệ cao (HPC).

Hoạt động tƣ vấn là chức năng quan trọng của Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam. Nội dung hoạt động nhằm tƣ vấn và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức để ứng dụng và phát triển CNTT-TT. Chức năng tƣ vấn dàn trải trên nhiều lĩnh vực nhƣ tƣ vấn quản lý dự án; tƣ vấn thẩm định dự án, tƣ vấn lập và thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán trong các dự án phát triển phần mềm và nội dung thông tin số; tƣ vấn khảo sát và phát triển thị trƣờng, tƣ vấn xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, thiết kế sản phẩm CNTT-TT và cung cấp nội dung thông tin số, đặc biệt là tƣ vấn về đầu tƣ công nghệ cao trong

lĩnh vực CNTT-TT, tƣ vấn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong các sản phẩm phần mềm và nội dung thông tin số.

Bên cạnh hoạt động tƣ vấn, Nghiên cứu – triển khai cũng là một trong những chức năng quan trọng của Viện. Hiện nay Viện đã có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu cơ hữu cùng nhiều cộng tác viên giàu kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong các lĩnh vực công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính, dịch vụ tích hợp hệ thống và phát triển nội dung số.

Từ năm 2010, Viện bắt đầu triển khai một số đề án nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm mới theo hƣớng:

 Nghiên cứu thị trƣờng, nhu cầu và khả năng cung ứng các sản phẩm và dịch vụ phần mềm thông qua các thiết bị tính toán di động.

 Nghiên cứu các công nghệ bảo mật cơ sở dữ liệu, bảo vệ bản quyền nội dung số và truyền dữ liệu trong môi trƣờng mạng máy tính không dây, kể cả mạng truyền dẫn qua vệ tinh viễn thông.

 Nghiên cứu các công nghệ tích hợp và truyền tải thông tin truyền thông đa phƣơng tiện.

 Nghiên cứu các nền tảng phát triển phần mềm nhúng cho các thiết bị tính toán di động, bao gồm các thiết bị truy cập Internet di động (Mobile Internet Device), các máy tính sổ tay, máy tính bảng và siêu di động (Netbook, Nettop, Ultra Mobile Personal Computer).

 Nghiên cứu các công nghệ ảo hoá cho các trung tâm dữ liệu và tính toán đám mây.

 Nghiên cứu các công nghệ nhận dạng ảnh kỹ thuật số, xử lý đồ hoạ 3D và thực tại ảo.

Các chƣơng trình đào tạo theo chuyên đề, đào tạo ngắn hạn nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức hƣớng tới nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển, tiếp nhận và làm chủ các công nghệ mới, thiết kế phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao trình độ quản lý, cải tiến quy trình sản xuất phần mềm, nội dung thông tin số sẽ đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của các đơn

Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam kết nối một mạng lƣới các cộng tác viên, các chuyên gia tƣ vấn giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng tƣ vấn thành thạo, am hiểu thị trƣờng Việt nam và khu vực sẵn sàng phục vụ cho nhiều đối tƣợng khách hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế phát triển sản phẩm phần cứng, phần mềm, cung cấp giải pháp tích hợp thông tin, cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng các công nghệ hiện đại của Thông tin và Truyền thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)