Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 49 - 51)

Để thực hiện luận văn, học viên đã dựa trên các nguồn dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu thứ cấp

- Là dữ liệu gốc đã qua xử lý hoặc là dữ liệu có sẵn đƣợc thu thập từ trƣớc và đã đƣợc ghi nhận.

- Để thực hiện đề tài, học viên đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.

* Dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu tham khảo

- Tài liệu có sẵn bao gồm các sách, giáo trình, luận văn thạc sĩ, các bài viết trên các tạp chí và trên các trang web liên quan tới vấn đề nhân lực.

- Sách và giáo trình bao gồm các cuốn sách về quản lý nhân lực hay nhân sự của các tác giả trong và ngoài nƣớc, giáo trình giảng dạy của các trƣờng đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Lao động và Xã hội, tài liệu giảng dạy của học viện , Viện khoa học. Đồng thời, học viên cũng thu thập các bài viết về quản lý nhân lực qua các trang web điện tử và tìm kiếm tài liệu là các bài viết liên quan tới quản lý nhân lực trên các tạp chí nhƣ tạp chí Lao động và Xã hội, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc, Tạp chí Thƣơng Mại, tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam v.v..

- Những bản luận văn thạc sĩ viết về quản lý nguồn nhân lực

- Những tài liệu này đƣợc tác giả trực tiếp thu thập tại các trƣờng cũng nhƣ tại thƣ viện Quốc gia. Thời gian thu thập tài liệu ban đầu là cuối tháng 5/2014, sau đó bổ sung thêm một số tài liệu khác vào tháng 9/2014.

- Tài liệu có đƣợc qua trao đổi. Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã trao đổi ý kiến với một số cán bộ có kinh nghiệm về quản lý nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam , từ đó giúp cho học viên nắm đƣợc rõ hơn thực trạng nhân lực cũng nhƣ thực trạng quản lý nhân lực của cơ quan.

- Số liệu thứ cấp dạng thô đƣợc tổng hợp từ các nguồn tài liệu sẵn có của Bộ Thông tin và truyền thông và Viện CNPM và NDS Việt Nam , Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực Việt Nam thông qua các văn bản hƣớng dẫn và báo cáo về công tác

quy hoạch của các đơn vị, Vụ, Cục thuộc và trực thuộc Bộ thông tin và truyền thông và đƣợc xử lý trên phần mềm Excel.

Các thông tin từ nguồn dữ liệu này bao gồm:

- Báo cáo tổng hợp năm về số lƣợng và chất lƣợng cán bộ, công chức của Viện CNPM và NDS Việt Nam .

- Báo cáo tổng hợp năm về công tác đào tạo cán bộ, công chức - Báo cáo tổng hợp năm về công tác tuyển dụng

Trên cơ sở các báo cáo nhân lực, học viên đã tiến hành tổng hợp các số liệu theo tiêu chí số lƣợng và chất lƣợng nhân lực.

- Các bƣớc thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bƣớc nghiên cứu nhƣ sau:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về công

tác quản lý nhân lực quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam

Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chƣơng 1. Trong chƣơng này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản, đề tài, đề án, chế độ chính sách về công tác quản lý nhân lực, nhân lực quản lý nguồn nhân lực của Việt Nam và thế giới, các báo cáo và kết quả nghiên cứu của các đề tài có liên quan, các bài báo, tạp chí đã đăng những vấn đề liên quan đến vấn đề quản lý quản lý nguồn nhân lực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, các điều tra, khảo sát liên quan đến vấn đề quản lý quản lý nguồn nhân lực của Việt Nam.

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thƣ viện luận văn, các số liệu trong các báo cáo khảo sát hiện trạng và nhu cầu nhân lực quản lý nguồn nhân lực đến 2020: gửi đến 26 đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; 63 Sở TTTT yêu cầu thu thập số liệu về hiện trạng và nhu cầu nhân lực quản lý nguồn nhân lực tại các tỉnh. Phân tích, tổng hợp các báo cáo, khảo sát về nhân lực của Bộ Thông tin và truyền thông.

trọng liên quan đến công tác quản lý nhân lực đƣợc đề cập tại chƣơng 1. Tìm ra những điểm mới mà các tác giả trƣớc chƣa thực hiện.

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng nhân lực quản lý

nguồn nhân lực của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho chƣơng 3. Trong bƣớc này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết của Bộ thông tin và truyền thông, báo cáo hàng năm của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thông tin và truyền thông doVụ Tổ chức cán bộ, Cục quản lý nguồn nhân lực , Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực Việt Nam (VNISA) tổng hợp. phân tích báo cáo hoạt động đào tạo của một số trƣờng có đào tạo chuyên ngành CNTT ; một số trung tâm đào tạo uy tín về CTTT tại Việt Nam, đồng thời thu thập, phân tích thông qua nguồn báo đài, Internet. Cụ thể: Báo cáo công tác đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin. Các số liệu này đƣợc xử lý bằng phần mềm Exel.

Trong chƣơng này tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ quản lý nguồn nhân lực, đánh giá những mặt ƣu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhân lực này trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng nhân lực quản lý nguồn nhân lực tác giả đề

xuất một số giải pháp đào tạo, quản lý nhân lực quản lý nguồn nhân lực của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)