Thực trang quản lý nhân lực củaViện CNPM và NDS Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 64 - 74)

a. Thực trạng xác định nhu cầu nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam

Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của ngành, trên tinh thần thực hiện những quy định của Luật Cán bộ Công chức, các văn bản dƣới luật, Viện CNPM và NDS Việt Nam dự kiến số lƣợng nhân lực và có văn bản (qua bộ Kế hoạch Đầu tƣ gửi Bộ TTTT ) để xem xét và đề nghị Chính phủ giao biên chế choViện. Trên cơ sở biên chế đƣợc giao, Viện CNPM và NDS Việt Nam tiến hành điều chỉnh, bổ sung biên chế cho từng bộ phận ở Viện CNPM và NDS Việt Nam.

Việc xác định số lƣợng nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam chủ yếu vẫn dựa vào số lƣợng đã có từ các năm trƣớc kết hợp với hƣớng dẫn của cơ quan chức năng và tham khảo ý kiến của các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Thông tin và truyền thông để phân bổ. Thực tế hiện nay, Viện CNPM và NDS Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc định mức công việc cụ thể, mà vẫn bố trí và phân công nhân lực theo kinh nghiệm và chủ quan.

Mục tiêu chung

- Phát triển mạnh nguồn nhân lực CNTT phục vụ nhu cầu phát triển và ứng dụng CNTT cho công cuộc xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực CNTT, từng bƣớc trở thành một trong những nƣớc cung cấp nhân lực CNTT chất lƣợng cao cho

Mục tiêu cụ thể:

- Đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông ở các trƣờng đại học đạt trình độ và chất lƣợng tiên tiến trong khu vực các nƣớc Đông Nam Á; có khoảng 30% số lƣợng sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trƣờng đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trƣờng lao động quốc tế.

- Tăng cƣờng xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lƣợng và tăng nhanh về số lƣợng. Ở các trƣờng đại học, cao đẳng bảo đảm đạt tỷ lệ trung bình 15 – 20 sinh viên/giảng viên trong đào tạo CNTT; 70% số giảng viên CNTT ở đại học và trên 50% giảng viên CNTT ở cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; tăng nhanh số giảng viên có trình độ tiến sĩ; đến cuối năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên có máy tính riêng để dùng.

- Đảm bảo đủ nhân lực, đáp ứng đƣợc sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và truyền thông. Từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp 250.000 lao động chuyên môn về CNTT, điện tử, viễn thông có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp và sơ cấp nghề (đào tạo 1 năm) trở lên, trong đó có 50% lao động có trình độ cao đẳng, đại học và 5% có trình độ thạc sĩ trở lên;

- Đẩy mạnh việc phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT. Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức; đƣợc đào tạo về ứng dụng CNTT trong công việc của mình;

- Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ cao đẳng hoặc tƣơng đƣơng trở lên đáp ứng đủ cho các CQNN, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở nghiên cứu, trƣờng đại học, cao đẳng; các cơ sở giáo dục tiểu học, giáo dục trung học. Bồi dƣỡng chuyên môn về CNTT cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đáp ứng yêu cầu trình độ đƣợc quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ- CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ.

- Xây dựng nguồn nhân lực CNTT đủ phẩm chất, năng lực làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại, với cơ cấu hợp lý, đáp ứng kịp thời và thƣờng xuyên nhu cầu xây dựng và phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Đảm bảo đủ nhân lực CNTT phục vụ nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và một phần thị trƣờng nƣớc ngoài. - Nâng cao chất lƣợng và tăng số lƣợng giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Đến năm 2020, trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng về CNTT có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 30% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ. +Đặc điểm đội ngũ nhân lực Viện CNPM

-Đội ngũ nhân lực viện CNPM là đội ngũ công chức lãnh đạo có hiểu biết sâu, rộng về đƣờng lối, chủ trƣơng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng ở trong nƣớc và ở đơn vi ̣ ; có kiến thức, kinh nghiệm hoạt động trong công tác xây dựng đảng, đoàn thể, vận động quần chúng, quản lý kinh tế, quản lý nhà nƣớc; có năng lực tổ chức, quản lý, chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; có khả năng nghiên cứu khoa học, chủ trì xây dựng hoặc thẩm dịnh các đề án, chuyên đề công tác liên quan đến lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách.

- Đội ngũ nhân lực viện CNPM quản lý luôn đƣợc Lãnh đạo quan tâm thƣờng xuyên lãnh đạo chỉ đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn, vì vậy số lƣợng đã đƣợc tăng lên, cơ cấu ngày càng hợp lý hơn, chất lƣợng đƣợc nâng lên rõ rệt.

- Đội ngũ nhân lực viện CNPM quản lý chủ yếu đƣợc hình thành từ nguồn cán bộ trong quy hoạch tại chỗ, một số đồng chí đƣợc điều động, luân chuyển từ nơi khác đến song vẫn là trong nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng trong toàn ngành. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức viện CNPM có truyền thống yêu quê hƣơng, đất nƣớc, cần cù chịu khó lao động, sản xuất, cố gắng, tích cực học tập công tác để vƣơn lên, chủ động sáng tạo trong công việc, có tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái, đoàn kết gắn bó với cộng đồng, gần gũi với quần chúng nhân dân, đƣợc quần chúng nhân dân tín nhiệm.

- ĐNCBCC thuộc diện Đội ngũ nhân lực viện CNPM quản lý đều do tập thể Lãnh đạo Viện và cấp ủy xem xét ra nghị quyết, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc giới thiệu ứng cử. Do vậy đều là đối tƣợng điều chỉnh của quy chế bổ nhiệm, quy chế bầu cử hiện hành, đƣợc thực hiện theo một quy trình chặt chẽ có xem xét đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực trình độ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ, quan hệ với quần chúng...Trong quá trình đó họ một mặt chịu sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp của Đảng ủy và Tỉnh uỷ. Đồng thời họ phải chịu sự giám sát, kiểm tra, đánh giá của các cơ quan, tổ chức có liên quan và quần chúng nhân dân nơi công tác và nơi cƣ trú.

- Đội ngũ nhân lực viện CNPM quản lý có đặc điểm là tuổi đời bình quân trẻ, vì vậy phần nào ảnh hƣởng đến môi trƣờng công rác. Số cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số còn ít, tỷ lệ cán bộ nữ không cao.

- Trong đội ngũ cán bộ thuộc Đội ngũ nhân lực viện CNPM quản lý chủ yếu đƣợc đào tạo chính quy có hệ thống tại các trƣờng đại học,có trình độ chuyên môn về công nghệ cao.

b. Thực trạng tuyển dụng nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam

Điều 37 Luật Cán bộ Công chức quy định: Việc tuyển dụng công chức thông qua thi tuyển… Hình thức, nội dung thi tuyển phải phù hợp với ngành, đảm bảo lựa chọn đƣợc những ngƣời có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Theo tinh thần đó, căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của ngành, Viện CNPM và NDS Việt Nam luôn tổ chức thi tuyển nhân lực một cách nghiêm túc và đúng quy định chung của Nhà nƣớc.

Viện CNPM và NDS Việt Nam dựa vào biên chế đƣợc Nhà nƣớc giao, đối chiếu với số lƣợng nhân lực hiện có và dự tính số lƣợng cần thiết để thay thế cho số ngƣời sẽ về hƣu trong một vài năm tới để xác định số lƣợng nhân lực cần tuyển dụng vào từng đợt. Trên cơ sở đó, Viện CNPM và NDS Việt Nam thông báo công khai số lƣợng công chức, viên chức đƣợc tuyển dụng vào làm việc trên các phƣơng tiện thông tin của Viện CNPM và NDS Việt Nam nhƣ trên trang thông tin điện tử

chính thức của cơ quan, Tạp chí Nội dung số. Đồng thời kèm theo văn bản hƣớng dẫn về yêu cầu, tiêu chuẩn của đối tƣợng đƣợc dự thi vào từng đợt.

Trong thời gian 5 năm từ 2010-2014, Viện CNPM và NDS Việt Nam đã tổ chức 2 lần thi tuyển công chức, viên chức cho viện. Đối tƣợng dự thi vào làm nghiệp vụ ở cơ quan Viện CNPM và NDS Việt Nam phải là sinh viên tốt nghiệp Đại học, hệ chính quy có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.

Năm 2012 Tổng cục đã tổ chức thi tuyển nhân lực tập trung vào tháng 2, với khoảng 80 ngƣời tham gia thi tuyển và 16 ngƣời trúng tuyển.

Năm 2014 Tổng cục tổ chức thi tuyển vào tháng 9, với 38 ngƣời tham gia thi tuyển và 5 ngƣời trúng tuyển.

Quy trình tuyển dụng tại Viện CNPM và NDS Việt Nam gồm các bƣớc sau:

Xét duyệt hồ sơ

Hồ sơ dự tuyển sẽ đƣợc xét duyệt để loại bỏ những hồ sơ không hợp lệ. Các đối tƣợng dự tuyển đủ tiêu chuẩn sẽ tiếp tục đƣợc thi tuyển.

Tổ chức thi tuyển

Viện CNPM và NDS Việt Nam thành lập Hội đồng thi để tổ chức thi, trong đó, các thành viên trong hội đồng là các lãnh đạo và các chuyên viên chính, công tác lâu năm ở Viện . Thời gian và địa điểm thi đƣợc thông báo cho tất cả các thi sinh để tham dự thi tuyển.

Nội dung thi gồm 3 phần chính là thi kiến thức chuyên môn, thi tiếng Anh, thi Tin học. Khi thi tuyển kết hợp cả ba hình thức thi viết, thi vấn đáp và thi thực hành tùy thuộc vào yêu cầu và đặc điểm của từng môn thi.

Hội đồng thi tuyển sẽ tiến hành chấm điểm, lên bảng điểm của từng cá nhân trình Lãnh đạo Viện và thông báo công khai kết quả kỳ thi. Điểm trúng tuyển sẽ đƣợc xét lấy từ cao nhất trở xuống (tối thiểu phải đạt điểm trung bình các môn) cho tới khi hết chỉ tiêu tuyển dụng. Danh sách các thí sinh trúng tuyển đƣợc thông báo trên website chính chức của Viện. Các thí sinh trúng tuyển sẽ đƣợc phân công công tác tại các phòng, căn cứ vào báo cáo nhu cầu nhân lực của đơn vị và trình độ của thí sinh. Các thí sinh sẽ trải qua thời

gian tập sự một năm theo quy định của Nhà nƣớc và sau đó chính thức đƣợc vào công tác tại Viện sau khi có nhận xét đánh giá của đơn vị quản lý trực tiếp.

+Tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ thuộc Viện

Căn cứ các tiêu chuẩn chung tại Hƣớng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 5/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ƣơng, Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ thuộc diện quy hoạch theo Quyết định số 1512/QĐ – BTC ngày 22/6/2011 của Bộ Tài chính về Quy chế quy hoạch lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính. Cụ thể nhƣ sau:

Tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của cán bộ phải đƣợc cụ thể hoá để đáp ứng yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thích hợp với mỗi bƣớc phát triển của thực tiễn cách mạng.

Trong điều kiện hiện nay, tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của ngƣời cán bộ lãnh đạo, quản lý đƣa vào quy hoạch phải đƣợc đánh giá thông qua các yếu tố cơ bản sau:

- Năng lực thực tiễn, thể hiện ở kết quả và hiệu quả công việc, tinh thần chủ động, sáng tạo, mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực tổ chức, điều hành để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công tác đƣợc phân công phụ trách; khả năng xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, địa phƣơng công tác.

- Uy tín: thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm và kết quả đánh giá cán bộ.

- Đạo đức, lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, chống chủ nghĩa cá nhân; bản thân cán bộ và gia đình phải gƣơng mẫu chấp hành đúng pháp luật, không lợi dụng chức quyền để mƣu cầu lợi ích riêng.

- Sức khỏe: bảo đảm sức khỏe để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh quy hoạch.

- Ham học hỏi, cầu tiến bộ, qua thực tế cho thấy là cán bộ có triển vọng vƣơn lên đảm nhận nhiệm vụ cao hơn; chú ý phát hiện, xem xét đƣa vào quy hoạch những

nhân tố mới, cán bộ trẻ; đƣợc đào tạo cơ bản; đã kinh qua công tác thực tế ở địa phƣơng, cơ sở; năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có nhiều triển vọng phát triển.

Ngoài các tiêu chuẩn chung nói trên, cán bộ đƣa vào quy hoạch của ngành Hải quan phải bảo đảm các yêu cầu cụ thể sau đây:

- Kinh qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý ở cấp dƣới: cán bộ lãnh đạo cấp trên nói chung phải kinh qua chức vụ công chức cấp dƣới; hoặc tuy chƣa kinh qua chức vụ lãnh đạo cấp dƣới nhƣng có năng lực thực tiễn và có triển vọng phát triển rõ rệt.

- Về độ tuổi: những đồng chí lần đầu tham gia cấp uỷ, ban lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị nói chung phải đủ tuổi để có thể công tác từ hai nhiệm kỳ trở lên hoặc ít nhất phải trọn một nhiệm kỳ; những đồng chí tiếp tục đảm nhiệm chức vụ hiện giữ nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ hoặc ít nhất đƣợc 2/3 nhiệm kỳ; những trƣờng hợp này lãnh đạo quan cùng đã xem xét con ngƣời và hoàn cảnh cụ thể để quyết định; đảm bảo việc không máy móc, cứng nhắc về độ tuổi.

- Về trình độ đào tạo: cán bộ lãnh đạo công chức từ cấp phòng, và tƣơng đƣơng trở lên nói chung phải tốt nghiệp đại học và có trình độ trung cấp lý luận chính trị; đối với cán bộ dƣới 45 tuổi thuộc diện quy hoạch chức danh lãnh đạo thì phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy và trung cấp lý luận chính trị; đồng thời quan tâm đến các đồng chí tuy không đƣợc đào tạo cơ bản theo quy định, nhƣng có năng lực nổi trội trong chỉ đạo thực tiễn, đƣợc cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tín nhiệm; những đồng chí là cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ đƣơ ̣c xem xét v ận dụng một cách thích hợp.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ trong quy hoạch tƣ̀ cấp phòng và tƣơng đƣơng trở lên nói chung đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; có phẩm chất chính trị vững vàng, đƣợc thử thách, rèn luyện qua thực tiễn công tác, trình độ văn hoá, lý luận, chuyên môn nghiệp vụ đƣợc nâng cao.

Cán bộ của Viện CNPM và NDS Việt Nam đƣợc bố trí làm việc tại các Phòng, ban hay phân viện. Tùy theo tính chất của đơn vị, lãnh đạo sẽ phân công làm công việc cụ thể. Do tính chất chuyên môn sâu nên cán bộ làm việc đảm bảo khá ổn định.

Nâng ngạch

Hàng năm Viện CNPM và NDS Việt Nam thực hiện kịp thời và đều đặn nâng bậc lƣơng (viết gọn là nâng lƣơng) cho công chức đủ tiêu chuẩn về thời gian nhƣ đã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)