Sự cần thiết phải quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 29 - 30)

1.3 Quản lý nhân lực

1.3.3. Sự cần thiết phải quản lý nhân lực

Nhân lực là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu của cơ quan nhà nƣớc, do đó cần thiết phải quản lý nhân lực. Cần phải quản lý nhân lực của các cơ quan nhà nƣớc vì một số lý do sau:

Thứ nhất, quản lý nhân lực nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nhân lực trên cơ

sở hạn mức kinh phí đƣợc giao.

Mọi tổ chức đều hoạt động dựa vào một hay nhiều nguồn kinh phí nào đó. Cơ quan nhà nƣớc hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp. Tuy nhiên, ngân sách nhà nƣớc còn hạn hẹp, vì thế các cơ quan này cần phải tăng cƣờng quản lý nhân lực để phù hợp với khả năng tài chính của nhà nƣớc, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Nếu không quản lý nhân lực sẽ dẫn tới tình trạng không có đủ nguồn lực tài chính cho hoạt động của tổ chức hoặc không có đƣợc đội ngũ nhân lực đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng trong định mức tài chính cho phép.

Thứ hai,quản lý nhân lực nhằm đáp ứng một cách hiệu quả sự phát triển của

xã hội. Xã hội luôn vận động và phát triển dẫn tới sự thay đổi về mọi mặt nhƣ khoa học kỹ thuật, công nghệ của tất cả các lĩnh vực. Sự thay đổi đó đòi hỏi các cơ quan nhà nƣớc phải không ngừng hoàn thiện quản lý nhân lực để xây dựng đội ngũ nhân lực có đủ khả năng để bắt kịp với những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật hiện đại. Nếu không quản lý nhân lực sẽ dẫn tới việc đội ngũ nhân lực lạc hậu, không đủ năng lực để vận dụng những kiến thức mới và ngày càng bị tụt hậu so với sự phát triển chung của xã hội.

Thứ ba, quản lý nhân lực nhằm đảm bảo duy trì và phát triển nguồn nhân lực

có chất lƣợng ổn định cho tổ chức trong điều kiện cạnh canh về nhân lực ngày càng gay gắt.

Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, theo đó cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung, cạnh tranh trong thu hút, phân bổ nguồn nhân lực nói riêng ngày càng trở nên gay gắt, khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc với môi trƣờng làm việc năng động, hiệu quả ngày càng thu hút nhiều nhân lực chất lƣợng cao vào làm việc. Điều đó dẫn tới ngày càng ít ngƣời có trình độ chuyên môn giỏi thi tuyển vào làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc. Bên cạnh đó, nhiều ngƣời có năng lực, giỏi chuyên môn và nhiều kinh nghiệm thực tế của các cơ quan nhà nƣớc chuyển sang làm việc ở các doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài. Do đó các cơ quan nhà nƣớc cần tăng cƣờng quản lý để có thể thu hút, duy trì nhân lực chất lƣợng cao làm việc trong các tổ chức đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)