Quản lý nhân lực của các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 26 - 29)

1.3 Quản lý nhân lực

1.3.2. Quản lý nhân lực của các cơ quan nhà nước

CácCơ quan nhà nƣớc Việt Nam là một bộ phận cấu thành trong bộ máy nhà nƣớc, đƣợc thành lập, tổ chức và hoạt động theo hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lực nhà nƣớc, có chức năng quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các cơ quan nhà nƣớc hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Mỗi cơ quan nhà nƣớc đều hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc đƣợc giao.

Các cơ quan nhà nƣớc đƣợc thành lập nhằm thực thi và đƣa pháp luật vào đời sống, tức là quản lý các hành vi xã hội và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý nhà nƣớc. Nhiệm vụ của các cơ quan này là cung cấp các dịch vụ công để phục vụ lợi ích công, không phải vì động cơ lợi nhuận cho mọi đối tƣợng trong xã hội.

Các cơ quan nhà nƣớc trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nƣớc, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc cấp tƣơng ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trƣớc cơ quan đó. Hầu hết các cơ quan nhà nƣớc đều có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc. Các cơ quan có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, có nguồn kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất từ nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp.

Tất cả các cơ quan nhà nƣớc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực thuộc trên – dƣới, ngang dọc tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ.

* Nhân lực của các cơ quan Nhà nước

Nhân lực của các cơ quan Nhà nƣớc là những ngƣời đƣợc tuyển dụng và bố trí vào làm việc tại các cơ quan đó, bao gồm các đối tƣợng chủ yếu sau:

- Một là, cán bộ là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ƣơng, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.

- Hai là, công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị – xã hội, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

- Ba là, cán bộ xã, phƣờng, thị trấn là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy, ngƣời đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.

* Quản lý nhân lực của các cơ quan Nhà nước

Quản lý nhân lực của các cơ quan Nhà nƣớc là một loạt các hoạt động tác động tới những ngƣời đang công tác tại những cơ quan nàynhằm xây dựng đội ngũ nhân lực đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.

Quản lý nhân lực của các cơ quan tạo điều kiện để đội ngũ nhân lực chủ động phát huy các ƣu điểm, thoả mãn nhu cầu về chức năng và địa vị xã hội của họ trong công việc, đƣa đến cho họ cơ hội, quyền lợi nhƣ nhau để mỗi ngƣời thể hiện giá trị, hoài bão của mình.

Cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định công tác quản lý nhân lực của các cơ quan nhà nƣớc. Những văn bản này quy định chi tiết về những vấn đề liên quan tới nhân lực, ví dụ nghĩa vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ, điều kiện, tiêu chuẩn đƣợc thi tuyển vào các cơ quan nhà nƣớc. Trên cơ sở các văn bản quy định của cấp trên, các cơ quan nhà nƣớc thực hiện quản lý nhân lực trong phạm vi quản lý của cơ quan mình, đồng thời tùy theo điều kiện cụ thể sẽ có những phƣơng thức quản lý khác nhau.

Quản lý nhân lực của các cơ quan nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

- Thứ nhất, đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu chung của tổ chức. Mỗi tổ chức

đều hoạt động hƣớng tới các mục tiêu khác nhau. Để thực hiện các mục tiêu đó, tổ chức phải khai thác, sử dụng kết hợp các nguồn lực để thực hiện đƣợc các mục tiêu chung. Quản lý nhân lực thông qua thu hút, duy trì và phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn lực con ngƣời giúp cơ quan thực hiện đƣợc các mục tiêu đó.

- Thứ hai, thích ứng với yêu cầu của từng giai đoạn xây dựng và hoàn thiện tổ

chức. Xã hội không ngừng phát triển kéo theo sự vận động của tất cả bộ phận cấu thành và dẫn tới phát sinh những yêu cầu mới của tổ chức. Là một bộ phận của xã hội, các cơ quan, nhà nƣớc cũng phải không ngừng thay đổi về mọi mặt để bắt kịp với sự thay đổi đó của xã hội.

- Thứ ba, tạo cơ hội để nhân lực phát huy đƣợc năng lực bản thân.Quản lý nhân lực không chỉ là kiểm tra, giám sát hoạt động của những ngƣời làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc mà còn là để tạo cơ hội cho đội ngũ nhân lực phát huy đƣợc tài năng của họ thông qua nhiều cách thức khác nhau. Điều này thể hiện ở nhiều khía cạnh nhƣ phân công công việc đúng ngƣời đúng việc, tăng cƣờng đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau giúp cho cán bộ, công chức nâng cao đƣợc năng lực của bản thân, từ đó phát huy đƣợc khả năng của mình giúp hoàn thành công việc đƣợc giao với hiệu quả cao. Quản lý nhân lực tốt giúp cho ngƣời lao động nhiệt tình, hăng say với công việc, cố gắng hết mình để cống hiến cho cơ quan.

Trong mỗi cơ quan sử dụng nhân lực sẽ có bộ phận chuyên trách để thực hiện công tác quản lý nhân lực của các đơn vị trong cơ quan đó theo các quy định của cơ quan quản lý cấp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)