Những ảnh hưởng của bối cảnh mới đến công tác QL nhân lực tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 81 - 86)

4.1. Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó đến quản lý nhân lực củaViện

4.1.2. Những ảnh hưởng của bối cảnh mới đến công tác QL nhân lực tạ

CNPM và NDS Việt Nam

Nhìn vào các xu hƣớng quản lý công nghệ và tính chất của tội phạm công nghệ cao trong những năm qua, bên cạnh những cảnh báo đã đƣợc đề cập trƣớc đây, chúng ta có thể thấy nổi lên một số vấn đề mới cần lƣu ý nhƣ sau:

Các tổ chức tội phạm, hoặc các tổ chức cực đoan sử dụng công nghệ cao, trong đó đặc biệt là sử dụng Internet nhƣ một công cụ và môi trƣờng để tấn công vào các cơ quan, tổ chức, DN, thậm chí Chính phủ và Quốc gia nhằm làm tổn thất về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng cao. Ngày càng nhiều các tổ chức phát động các cuộc tấn công chiến tranh trực tuyến mang nhiều sắc thái và tính chất phức tạp càng cao. Trung xu thế đó, môi trƣờng không gian số Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tấn công hoặc đƣợc sử dụng nhƣ một bàn đạp nhằm tấn công các mục đích khác trong tƣơng lai.

Thiết bị di động trở thành mắt xích quan trọng trong CNTT

Sự bùng nổ công nghệ điện thoại thông minh và máy tính bảng kết hợp với hạ tầng viễn thông tiên tiến sẽ tạo nên một xu hƣớng tiêu dùng và sử dụng tiện ích mới trong những năm tiếp theo mà Việt Nam cũng sẽ không ngoại lệ trong xu hƣớng đó. Đây là các đối tƣợng đƣợc các tin tặc đặc biệt quan tâm và lợi dụng tấn công vì tài nguyên cũng nhƣ công cụ phòng thủ yếu, sự tiện dụng và tính tích hợp cao (camera, GPS…) dẫn đến vấn đề lƣu trữ các thông tin quan trọng nhƣ thông tin cá nhân, bí mật kinh doanh, định vị địa lý của các thiết bị này trở nên phổ biến và dễ dàng đƣợc các tin tặc khai thác lợi dụng.

Mạng xã hội

Mạng xã hội với ƣu điểm trực quan và tức thời, không chỉ thu hút đông đảo ngƣời dùng tham gia để chia sẻ thông tin (chủ yếu là văn bản và hình ảnh) mà còn trở thành nơi cho tội phạm bảo mật nhƣ thƣ rác và lừa đảo trực tuyến. Trào lƣu sử dụng mạng xã hội nhƣ một công cụ chia sẻ trực quan, xu thế quảng cáo số (digital

marketing) đang đƣợc đông đảo ngƣời sử dụng Internet và các DN kinh doanh khai thác triệt để, ngoài ra các trang mạng xã hội còn đƣợc tích hợp vào các thiết bị di động, trang tin điện tử và các ứng dụng trực tuyến khác. Theo bản báo cáo về tội phạm mạng của Norton - Norton Cybercrime Report: The Human Impact, hơn một nửa ngƣời dùng trên mạng xã hội toàn cầu khai man về thông tin bản thân. Trong khi đó, cứ 3 ngƣời thì lại có một ngƣời giả mạo danh tính trên mạng. Trung bình cứ 3 giây thì lại có một vụ đánh cắp danh tính trên mạng, giới tội phạm mạng có thể dễ dàng tạo ra các tài khoản mạo danh cho mục đích lừa đảo. Nghiêm trọng hơn, do ngƣời dùng tiết lộ các thông tin riêng tƣ quan trọng trên các trang web này nên kẻ tội phạm có thể lợi dụng các kỹ thuật lừa đảo xã hội để tiếp cận họ một cách sâu rộng hơn. Ví dụ nhƣ sâu khá phổ biến là Koobface đã lợi dụng các trang mạng xã hội và sử dụng kỹ thuật tối ƣu công cụ tìm kiếm để lừa nạn nhân truy cập vào các trang web độc hại. Ngoài ra, gần đây cũng xảy ra vụ tấn công liên quan tới khảo sát ý kiến ngƣời dùng giả mạo trên mạng xã hội để lấy quà tặng. Tuy nhiên, sau khi kết thúc khảo sát, ngƣời dùng lại bị chuyển hƣớng truy cập tới một trang web yêu cầu phải khai báo thông tin cá nhân thì mới nhận đƣợc quà. Ngoài ra, tội phạm mạng còn sử dụng cả các trang mạng xã hội có đƣờng link dẫn tới nội dung tải nội dung giả mạo yêu cầu ngƣời dùng phải nhập thông tin cá nhân. Một trang web lừa đảo gần đây đã giả mạo một trang mạng xã hội thông dụng có gắn logo World Cup và một số tác phẩm nghệ thuật để lừa ngƣời dùng có vé vào xem giải ICC Cricket World Cup 2011. Trang web lừa đảo này cho biết ngƣời dùng có thể lấy đƣợc vé vào xem trận đấu nếu điền các thông tin đăng nhập của họ vào.

Trước bối cảnh mới, Viện CNPM và NDS Việt Nam cũng tham gia Đề án“Đào tạo và quản lý nguồn nhân lực quản lý nguồn nhân lực , an ninh thông tin đến năm 2020” trong quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ. Mục tiêu của đề án là đƣa đƣợc 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về CNTT ở nƣớc ngoài, trong đó có 100 tiến sĩ, đào tạo đƣợc 2000 học viên có trình độ đại học và trên đại học về CNTT chất lƣợng cao. Đƣa đƣợc 1.500 lƣợt cán

vụ tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở nƣớc ngoài . Tập huấn, đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức , kỹ năng về Nội dung số cho 10.000 lƣợt cán bộ làm về CNTT tại các cơ quan nhà nƣớc.

Dự án “Đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo và nghiên cứu về an toàn an ninh thông tin tại trường đại học công nghệ, đại học quốc gia Hà Nôi – thuộc đề án đào tạo và quản lý nguồn nhân lực an toàn an ninh thông tin đến năm 2020”. Tại dự án này, trƣờng Đại học Công nghệ đƣợc chỉ đạo là một trong bảy cơ sở đào tạo trọng điểm về CNTT đƣợc giao thực hiện các nhiệm vụ sau đây thuộc đề an 99/QĐ-TTg:

 Cử giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở nƣớc ngoài.

 Huy động tối đa các nguồn lực hiện có, khai thác hiệu quả vốn đầu tƣ của nhà nƣớc để đào tạo, bồi dƣỡng chuyên gia CNTT triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo kỹ sƣ, cử nhân trong nƣớc và đào tạo ngắn hạntrong nƣớc.

 Chủ trì xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê quyệt dự án nâng cao năng lực, chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu.

Cũng tại QĐ 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Quy hoạch quản lý quản lý nguồn nhân lực số quốc gia đến năm 2020.

Trong quyết định này, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đƣa ra một trong ba mục tiêu quản lý đến năm 2015 là quản lý nhân lực , nâng cao nhận thức xã hội về CNTT:

 Xây dựng tiêu chuẩn, kỹ năng cần thiết cho các chuyên gia trong lĩnh vực đảm bảo quản lý nguồn nhân lực. Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ cấp quốc gia cho trên 80% cán bộ quản trị hệ thống của của các hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia;

 Đào tạo 1000 chuyên gia CNTT theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo an ninh thông tin cho hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia và an toàn xã hội;

 Ngƣời sử dụng các phƣơng tiện và dịch vụ thông tin thƣờng xuyên đƣợc thông báo, cập nhật về những rủi ro quản lý nguồn nhân lực mới phát sinh và có thể báo cáo các rủi ro này cho các cơ quan có trách nhiệm.

Đƣợc sự quan tâm của đảng, nhà nƣớc, công tác quản lý nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam có những thuận lợi nhất định nhƣ sau:

- Sau khi thành lập, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đó là các nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Viện CNPM và NDS Việt Nam , các quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ và các văn bản khác của ngành về hoạt động , tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của Viện đƣợc duy trì và phát triển. Luật công nghệ thôn tin đƣợc Quốc hội thông qua đang đƣợc nghiên cứu để bổ sung và sửa đổi là cơ sở để nâng cao vai trò, vị thế của Viện và là căn cứ để củng cố tổ chức, tăng cƣờng đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin và nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nội dung số .

- Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm tới phát triển nguồn nhân lực của quốc gia và đội ngũ nhân lực của các cơ quan nói riêng.

- Cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo đang từng bƣớc đƣợc đầu tƣ, nâng cấp theo hƣớng hiện đại, đồng bộ. Đội ngũ cán bộ của Viện cũng đƣợc củng cố về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng. Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ của các dự án cùng với sự quan tâm của lãnh đạo, nhiều lớp đào tạo đã đƣợc tổ chức với sự tham gia giảng dậy của các giảng viên trong nƣớc và quốc tế.

- Đội ngũ nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam ngày càng đƣợc trẻ hóa với độ tuổi bình quân ngày càng thấp đi. Đây sẽ là đội ngũ kế cận và quyết định sự thành công trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Hầu hết các cán bộ này đều đƣợc đào tạo theo hệ chính quy, bài bản trong các trƣờng đại học chuyên ngành CNTT trong cả nƣớc nhƣ trƣờng Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Hà Nội. Với sức khỏe và năng lực chuyên môn, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ ngày một khá hơn của tuổi trẻ giúp cho việc tiếp cận các kiến thức mới, kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cơ quan cũng nhƣ của đất nƣớc ngày một tốt hơn.

Bên cạnh những thuận lợi, công tác quản lý nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn nhƣ:

- Chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đối với đội ngũ công chức, viên chức còn nhiều bất cập. Môi trƣờng làm việc trong các cơ quan hiện nay chƣa thực sự tạo động lực, cơ hội để công chức, viên chức trẻ thể hiện tài năng và phát triển. Vì vậy sức thu hút những ngƣời giỏi, ngƣời tài, ngƣời có năng lực tốt vào làm việc trong các cơ quan nói chung và đặc biệt đối với Viện CNPM và NDS Việt Nam nói riêng chƣa mạnh mẽ.

- Đội ngũ nhân lực ngày càng đƣợc trẻ hóa là một thuận lợi nhƣ đã nói ở trên nhƣng đồng thời là một khó khăn đối với công tác quản lý nhân lực . Điều này cũng có nghĩa là số cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn bị giảm đi nhiều và dẫn tới việc thiếu hụt nhân lực có chất lƣợng cao. Nội dung số là một chuyên ngành sâu, có phƣơng pháp luận khó, đòi hỏi ngƣời hoạt động trong lĩnh vực Nội dung số vừa nắm vững lý thuyết vừa phải am hiểu sâu sắc về thực tế, thậm chí có những chuyên ngành đòi hỏi phải mất từ 5 đến 10 năm mới có thể lĩnh hội đƣợc các nội dung cơ bản về hoạt động của chuyên ngành đó.

- Nhân lực chƣa đƣợc quy hoạch, định hƣớng phát triển một cách có hệ thống, dẫn tới việc thiếu các cán bộ đủ năng lực đảm đƣơng các công việc chuyên sâu hoặc giữ các vị trí quản lý trong cơ quan, trong những năm gần đây và trong vòng 5-7 năm tới khi một loạt cán bộ chủ chốt của Viện sẽ đến tuổi nghỉ hƣu.

- Công nghệ thông tin là chuyên ngành hẹp xong khó xin việc làm. Do vậy, không thu hút đƣợc ngƣời vào học, điều này ảnh hƣởng tới chất lƣợng nhân lực đầu vào của ngành. Hàng năm số lƣợng sinh viên đăng ký học ngành Nội dung số ít hơn nhiều so với các chuyên ngành khác dẫn tới nguồn cung cấp nhân lực bị hạn chế làm giảm cơ hội lựa chọn đƣợc những sinh viên giỏi vào làm việc trong Tổng cục.

- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành bị thiếu hụt, đặc biệt trong những năm gần đây ảnh hƣởng tới hiệu quả của công tác đào tạo cán bộ trong . Đây là đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm đồng thời nắm vững lý thuyết chuẩn mực cũng nhƣ cập nhật những kiến thức mới về Nội dung số quốc tế nên sẽ ảnh hƣởng không chỉ tới việc thực hiện các

nhiệm vụ chính trị của Viện mà còn ảnh hƣởng nhiều tới hiệu quả đào tạo của công tác quản lý nhân lực. Đào tạo không chỉ qua các lớp học đƣợc tổ chức tập trung mà còn là qua công việc thực tế của từng chuyên ngành cụ thể.

- Kinh phí hàng năm dành cho đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức rất thấp, đặc biệt chƣa chú ý tới kinh phí giành cho đào tạo nâng cao của cán bộ đi học cao học và nghiên cứu sinh. Điều này ảnh hƣởng không ít tới công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nhân lực CNTT .

4.2 Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Viện CNPM và NDS Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)