Vai trò của nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 27 - 31)

1.2. Khái quát chung về vốn ODA

1.2.4. Vai trò của nguồn vốn ODA

1.2.4.1. Đối với nước cấp vốn ODA

Viện trợ ODA sẽ giúp các công ty của nƣớc cung cấp ODA hoạt động thuận lợi tại các nƣớc nhận viện trợ, đƣợc ƣu tiên trong những cuộc đấu thầu, thực hiện dự án, bán sản phẩm và hoạt động kinh doanh tại nƣớc nhận viện trợ. Cùng với sự gia tăng vốn ODA là sự gia tăng các dự án, gia tăng về thƣơng mại giữa hai quốc gia. Thị trƣờng xuất khẩu của nƣớc viện trợ đƣợc mở rộng…

Về chính trị nƣớc cấp viện trợ sẽ đạt đƣợc một số mục đích chính trị nhất định, nâng mức ảnh hƣởng của mình trên chính trƣờng quốc tế. Tạo đƣợc ảnh hƣởng về văn hóa, kinh tế, chính trị đối với nƣớc nhận viện trợ

Ngoài những tác động tích cực thì các khoản viện trợ thƣờng chịu áp lực của công chúng trong nƣớc. Vì theo họ việc chính phủ cung cấp tài trợ ra nƣớc ngoài làm giảm thu nhập và đời sống của nhân dân, ảnh hƣởng tới ngân sách nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn và khủng hoảng kinh tế. Việc cung cấp nguồn vốn ODA lớn ra nƣớc ngoài cũng phần nào ảnh hƣởng tới các chƣơng trình, mục tiêu, dự án của nƣớc cấp vốn…

1.2.4.2. Đối với nước nhận vốn ODA a) Tác động tích cực:

- Nguồn vốn ODA đƣợc đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các nƣớc đang phát triển thực hiện các chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của mình. Vai trò của ODA thể hiện trên các giác độ cơ bản nhƣ:

Nguồn vốn ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nƣớc nghèo đảm bảo chi đầu tƣ phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc. Vốn ODA với đặc tính ƣu việt là thời hạn cho vay dài thƣờng là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ

0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ƣu đãi nhƣ vậy Chính phủ các nƣớc đang phát triển mới có thể tập trung đầu tƣ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế nhƣ đƣờng sá, điện, nƣớc, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội nhƣ giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng nền kinh tế của các nƣớc nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nƣớc đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trƣởng tăng thêm 0,5%.

- Nguồn vốn ODA giúp các nƣớc đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trƣờng. Một lƣợng ODA lớn đƣợc các nhà tài trợ và các nƣớc tiếp nhận ƣu tiên dành cho đầu tƣ phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cƣờng một bƣớc cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nƣớc đang phát triển. Bên cạnh đó, một lƣợng ODA khá lớn cũng đƣợc dành cho các chƣơng trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nƣớc đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con ngƣời của quốc gia mình.

- Nguồn vốn ODA giúp các nƣớc đang phát triển xoá đói, giảm nghèo. Xoá đói nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên đƣợc các nhà tài trợ quốc tế đƣa ra khi hình thành phƣơng thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lƣợng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tỷ vong ở trẻ sơ sinh. Và nếu nhƣ các nƣớc giầu tăng 10 tỷ USD viện trợ hằng năm sẽ cứu đƣợc 25 triệu ngƣời thoát khỏi cảnh đói nghèo.

- Nguồn vốn ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nƣớc đang phát triển. Đa phần các nƣớc đang phát triển rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nƣớc tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ.

- Nguồn vốn ODA đƣợc sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tƣ tƣ nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò nhƣ nam châm “hút” đầu tƣ tƣ nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ. Đối với những nƣớc đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tƣ nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tƣ tƣ nhân. Ở những nền kinh tế có môi trƣờng bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung mà còn “loại trừ” đầu tƣ tƣ nhân. Điều này giải thích tại sao các nƣớc đang phát triển mắc nợ nhiều, mặc dù nhận đƣợc một lƣợng ODA lớn của cộng đồng quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận đƣợc rất ít vốn FDI.

- Nguồn vốn ODA là cầu nối giao lƣu văn hoá, chính trị và con ngƣời giữa các nƣớc tài trợ với nƣớc tiếp nhận viện trợ. Thông qua nguồn vốn ODA, các nƣớc tiếp nhận ODA thƣờng thiết lập và mở rộng đƣợc các mối quan hệ hợp tác phát triển đa phƣơng và song phƣơng với các nƣớc tài trợ. Ngoài việc khai thác đƣợc các thế mạnh về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý... gắn kết trong các Chƣơng trình/ dự án ODA mà các nƣớc tài trợ dành cho nƣớc tiếp nhận viện trợ. Hoạt động chuyển giao nguồn vốn ODA còn tạo nên cầu nối giao lƣu văn hoá và con ngƣời giữa nƣớc tài trợ và nƣớc tiếp nhận viện trợ thông qua các chƣơng trình đào tạo, tập huấn, hội thảo, tham quan khảo sát, nghiên cứu,… Hơn nữa, việc các nhà tài trợ cam kết dành một phần vốn ODA hàng năm cho các nƣớc đang phát triển đó cũng chính là “bức thông điệp” quan trọng về sự đồng tình ủng hộ đối với các chủ trƣơng đƣờng lối và chính sách phát triển kinh tế -xã hội mà các nƣớc đang phát triển khởi xƣớng thực hiện, và đó cũng chính là “hậu thuẫn chính trị” quan trọng tạo nên cầu nối giao lƣu giữa nƣớc tiếp nhận ODA với các nƣớc cung cấp ODA trên thế giới.

- Nguồn vốn ODA giúp các nƣớc đang phát triển tăng cƣờng năng lực và thể chế thông qua các chƣơng trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, ODA cũng có không ít những mặt hạn chế. Hạn chế rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức ODA là các nƣớc nếu muốn nhận đƣợc nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ. Mức độ đáp ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều. Các yêu cầu này đều gắn với những lợi ích và chiến lƣợc nhƣ mở rộng thị trƣờng, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hƣớng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ƣu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nƣớc, khu vực và trên thế giới).

- Nƣớc tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nƣớc tài trợ. Nƣớc tiếp nhận ODA cũng đƣợc yêu cầu từng bƣớc mở cửa thị trƣờng bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nƣớc tài trợ; yêu cầu có những ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ cho phép họ đầu tƣ vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.

- Nguồn vốn ODA từ các nƣớc giàu cung cấp cho các nƣớc nghèo cũng thƣờng gắn với việc mua các sản phẩm từ các nƣớc này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nƣớc nghèo. Ví nhƣ các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tƣ vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nƣớc ngoài thƣờng chiếm đến hơn 90% (bên nƣớc tài trợ ODA thƣờng yêu cầu trả lƣơng cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia nhƣ vậy trên thị trƣờng lao động thế giới).

- Nguồn vốn viện trợ ODA còn đƣợc gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nƣớc cấp ODA buộc nƣớc tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.

- Nƣớc tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhƣng thông thƣờng, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nƣớc viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhƣng họ có thể tham gia gián tiếp dƣới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.

- Ngoài ra, ngay ở trong một nƣớc, tình trạng tập trung ODA vào các thành phố trọng điểm cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế xã hội của quốc gia đó, làm cho hố ngăn cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn càng trở nên cách biệt. Bên cạnh đó, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chƣa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng nhƣ xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lƣợng các công trình đầu tƣ bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nƣớc tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)