Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 58 - 63)

1.4.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn ODA

2.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng

Dựa trên các quy định của Nhà nƣớc và các yêu cầu riêng của Nhà tài trợ, quy chế quy trình của NHPT Việt Nam có các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lƣợng quản lý vốn ODA nhƣ sau:

2.4.1. Về mặt định tính

- Việc chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc, Quy chế, quy trình của NHPT Việt Nam, các yêu cầu riêng của Nhà tài trợ. Việc này đã đƣợc thực hiện đúng hay chƣa, còn các tồn tại, thiếu sót gì, nguyên nhân từ phía nhà tài trợ, phía ngân hàng hay phía sử dụng vốn.

- Đóng góp vào sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phƣơng và cả nƣớc. Trong đó chú trọng đánh giá tác động trên các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Bắc Ninh. Những chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA cho

vay lại có phát huy đƣợc hiệu quả hay không? Chỉ tiêu này đƣợc đánh giá tuỳ theo tính chất và nội dung của từng chƣơng trình, dự án ODA mà các nhà tài trợ đƣa ra các mục tiêu quản lý khác nhau do đó cũng có rất nhiều các tiêu chí để đánh giá việc quản lý nguồn vốn đó tốt hay không, điều đó đƣợc các nhà tài trợ đánh giá bằng kết quả thực hiện cụ thể nhƣ: Đóng góp của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng GDP; Mức tăng GDP tính theo đầu ngƣời; Mức tăng đầu tƣ trong GDP; Cải thiện các điều kiện về môi trƣờng thông qua một số chỉ số về giảm mức ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí, đất...; Các chỉ số về xã hội nhƣ: tỷ lệ giảm nghèo là bao nhiêu phần trăm? số ngƣời dân biết đọc biết viết là bao nhiêu ngƣời? số công ăn việc làm đƣợc tạo ra sau khi tiếp nhận triển khai các dự án ODA là bao nhiêu? tỷ lệ tử vong và suy dinh dƣỡng ở lứa tuổi trẻ em giảm bao nhiêu ? tỷ lệ tệ nạn xã hội giảm nhƣ thế nào?...; Khả năng hấp thụ vốn ODA theo ngành và lĩnh vực là bao nhiêu?; Mức độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế?; Số lƣợng hạ tầng cơ sở kinh tế và xã hội đƣợc tạo ra ?...;

Bên cạnh đo lƣờng hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA xét trên phƣơng diện tổng thể của nền kinh tế nói trên, các nhà phân tích còn dựa vào một tập hợp các chỉ tiêu định lƣợng trong từng chƣơng trình, dự án ODA để đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá đƣa ra đối với từng Chƣơng trình/Dự án ODA thƣờng tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực mà dự án triển khai. Ví dụ đối với Dự án Tài chính nông thôn (thuộc ngành ngân hàng) do WB tài trợ thì tiêu chí đánh giá thƣờng tập trung vào một số chỉ tiêu cụ thể và cơ bản sau:

Tốc độ giải ngân nguồn vốn của Dự án có đạt tiến độ đề ra không? chẳng hạn mục tiêu đề ra của dự án là trong vòng 4 năm phải giải ngân hết 100% số vốn vay tức là đạt hiệu quả cao trong quản lý mà dự án đã đề ra.

Thực hiện các chính sách kinh tế mang lại tiếng vang (các chính sách kinh tế lành mạnh

Có tinh thần trách nhiệm trƣớc công chúng và không có nạn tham nhũng. Trách nhiệm ở đây chính là yêu cầu phải chịu trách nhiệm và giải thích về các hành động đã làm nhằm tiến hành phê bình và chịu trách nhiệm về thất bại của mình (nếu

xảy ra). Trách nhiệm giải trình là lĩnh vực cơ quan chính phủ phải chịu trách nhiệm trƣớc cử tri hoặc đông đảo quần chúng về các quyết định của mình.

Tuân thủ pháp luật và các luật về nhân quyền.

Kêu gọi sự tham gia rộng rãi, công khai của các thành phần trong xã hội bao gồm cả những ngƣời nghèo và những ngƣời khó khăn trong tiến trình xây dựng các chính sách.

2.4.2. Về mặt định lượng

Trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu của công tác quản lý dự án vay vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng công tác quản lý vốn ODA, tuy nhiên ngƣời nghiên cứu đã lựa chọn một số các chỉ tiêu cơ bản trong cả quá trình quản lý dự án, cụ thể:

- Kết quả hoạt động: Đƣợc thể hiện trên các số lƣợng, các chƣơng trình, dự án đang quản lý ; Dƣ nơ ̣ cho vay , doanh số cho vay trong kỳ , doanh số thu nợ trong kỳ, tốc độ tăng trƣởng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ lãi treo.

- Công tác thẩm định dự án: Là việc rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng nhƣ tính khả thi của dự án trƣớc khi quyết định đầu tƣ. Nội dung của thẩm định dự án thƣờng bao gồm: thẩm định kỹ thuật, thẩm định kinh tế xã hội và thẩm định tài chính, trong đó thẩm định tài chính dự án là một nội dung lớn và rất quan trọng trọng quá trình thẩm định dự án.

- Công tác ký kết hợp đồng tín dụng vay vốn nƣớc ngoài. Có bao nhiêu hợp đồng đã đƣợc ký, việc tuân thủ các quy định trong ký kết hợp đồng, có bao nhiêu hợp đồng đã đƣợc thực hiện.

- Công tác ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các dự án bắt buộc phải ký hợp đồng theo quy định của nhà tài trợ, của nhà nƣớc và của NHPT Việt Nam.

- Công tác kiểm soát chi (giải ngân) vốn ODA: Việc tuân thủ trong công tác kiểm soát chi về hồ sơ, về số liệu và chấp hành các quy định về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản của nhà nƣớc.

- Công tác thu nợ, xử lý nợ, phân loại nợ các dự án vay vốn ODA: Có bao nhiêu dự án trả nợ bình thƣờng, bao nhiêu dự án có nợ quá hạn… việc thu nợ, xử lý nợ, phân loại nợ có đúng quy định của Nhà nƣớc, của NHPT Việt Nam hay không thông qua một số chỉ tiêu đánh giá cụ thể nhƣ: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn.

- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả đƣợc khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, NQH chƣa phải là tổn thất của NHTM, đây vẫn là chỉ tiêu gián tiếp bởi không phải tất cả các khoản NQH này đều dẫn đến tổn thất. - Tỷ lệ nợ quá hạn: - Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn x 100 Tổng dƣ nợ cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết số nợ không đƣợc trả đúng hạn theo cam kết trong HĐTD chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong Tổng dƣ nợ cho vay. Nhằm đảm bảo nguyên tắc an toàn vốn, Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy hoạt động tín dụng ĐTPT càng hiệu quả và ngƣợc lại. Tuy nhiên, những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay ĐTPT là không thể tránh khỏi. Vì vậy, thông thƣờng chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định đƣợc coi nhƣ giới hạn an toàn. Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này nên ở mức dƣới 5% là có thể chấp nhận đƣợc.

- Tỷ lệ nợ xấu =

Dƣ nợ xấu

x 100 Tổng dƣ nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu cho thấy trong một đồng cho vay thì có bao nhiêu đồng bị nợ xấu. Nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh mức độ có thể gây ra rủi ro trong số nợ quá hạn của NHPT. Tốc độ gia tăng, giảm của các tỷ lệ nợ xấu: Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng tín dụng trong các thời kỳ so sánh.

Kết luận chƣơng 2

Để đánh giá đƣợc thực trạng Quản lý vốn ODA tại Sở GDI - NHPT Việt Nam các năm qua, đề tài kết hợp sử dụng hai nguồn phân tích là phân tích định tính và định lƣợng với các phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp so sánh; Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ; Phƣơng pháp điều tra; Phƣơng pháp thống kê;...Các phƣơng pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu trên cơ sở thu thập, tính toán từ những số liệu thực tế .

Kết quả phân tích sẽ giúp tác giả có cơ sở khoa học cho các giải pháp, các giải pháp sẽ tập trung vào nhân tố tác động nhiều nhất để đổi mới toàn diện, căn bản trong quản lý vốn ODA nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đánh giá những khâu quản lý tốt nhất, khâu quản lý yếu kém nhất để từ đó có cơ sở đƣa ra các giải pháp .

Nội dung của chƣơng 2 đƣa ra phƣơng pháp giải quyết các vấn đề lý luận đã nêu tại nội dung Chƣơng 1 của đề tài, đồng thời là căn cứ, cơ sở để phân tích các vấn đề lý luận đó diễn ra trong thực tiễn tại đơn vị.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)