Ngân hàng Phát triển ViệtNam công cụ thực thi chính sách phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 63 - 65)

1.4.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn ODA

3.1. Tổng quan về Sở Giao dịch I-Ngân hàng Phát triển ViệtNam

3.1.1. Ngân hàng Phát triển ViệtNam công cụ thực thi chính sách phát triển

kinh tế- xã hội của đất nước.

3.1.1.1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ngày 19/05/2006,Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 08/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPT) trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc. Ngày 19/5/2006, Thủ tƣớng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT. Tiếp đó, ngày 30/3/2007, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Hoạt động của NHPT Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, đƣợc Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, đƣợc miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ của NHPT Việt Nam là 10.000 tỷ đồng.

Cơ cấu tổ chức của NHPT Việt Nam gồm: Hội đồng quản lý; Ban kiểm soát; Bộ máy điều hành gồm: Hội sở chính đặt tại thủ đô Hà Nội, Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nƣớc và nƣớc ngoài.

3.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của NHPT

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tƣ cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, đƣợc mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nƣớc, Kho bạc Nhà nƣớc, các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và nƣớc ngoài, đƣợc tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển Việt Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.

Những hoạt động cơ bản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nƣớc để thực hiện tín dụng đầu tƣ phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc theo quy định của Chính phủ.

- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ phát triển: Cho vay đầu tƣ phát triển; Hỗ trợ sau đầu tƣ; Bảo lãnh tín dụng đầu tƣ.

- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu; Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA đƣợc Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tƣ và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác.

-Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển.

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nƣớc và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tƣ phát triển và tín dụng xuất khẩu.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tƣớng Chính phủ giao.

3.1.1.3. Sự giống nhau, khác nhau giữa NHPT và Ngân hàng thương mại

* Sự giống nhau:

- Cùng thực hiện các nhiệm vụ huy động vốn, tiếp nhận các nguồn vốn. - Thực hiện việc cấp tín dụng.

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán. * Sự khác nhau:

- Ngân hàng Phát triển chỉ thực hiện nhiệm vụ huy động vốn và tiếp nhận các nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, không thực hiện nhiệm vụ huy động vốn từ dân cƣ nhƣ các Ngân hàng thƣơng mại.

- Ngân hàng Phát triển thực hiện cho vay các dự án, khoản vay cho các Tổ chức kinh tế theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)