3.2.1 .Đánh giá chung kết quả hoạt động của Sở GDI NHPT ViệtNam
3.4. Đánh giá công tác quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng Phát triển
3.4.1. Kết quả đạt được
Theo đánh giá của 6 Ngân hàng cung cấp ODA lớn cho Việt Nam bao gồm Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Korea Eximbank) thì Việt Nam đang triển khai khá tốt các dự án sử dụng vốn ODA với số dự án hoàn thành cao.
Sau 5 năm hoạt động và hoàn thiện, công tác quản lý vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung và Sở Giao dịch I nói riêng thu đƣợc kết quả khả quan, hoạt động cho vay lại vốn ODA đã trở thành một nghiệp vụ chính và quan trọng với nhiều các chƣơng trình, dự án trong các lĩnh vực nhƣ cơ sở hạ tầng giao thông, cấp thoát nƣớc, chế biến và xử lý rác thải, sử dụng năng lƣợng hiệu quả, năng lƣợng tái tạo,… Những chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA đã và đang phát huy hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Kết quả đạt đƣợc đó là:
* Tốc độ giải ngân nhanh và hiệu quả
Các dự án Năng lƣợng nông thôn 2, dự án Cấp nƣớc và vệ sinh nông thôn đồng bằng Sông Hồng, dự án xây dựng đƣờng cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành -
TDXK và TD ĐT ODA
Dầu Giây, dự án xây dựng đƣờng cao tốc đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai, các dự án phát triển ngành điện, truyền tải phân phối điện… đƣợc các nhà tài trợ đánh giá cao trong quá trình kiểm soát hồ sơ, giải ngân dự án.
*Thay đổi đáng kể của cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, truyền thông và năng lƣợng, vốn ODA góp phần không nhỏ vào việc cải tạo xây dựng mới tạo chuyển biến tích cực đối với cơ sở hạ tầng kinh tế. Bên cạnh đó, các dự án đầu tƣ cho giáo dục, y tế, hiện đại hoá tổ chức tài chính,... ảnh hƣởng tích cực lớn đối với xã hội trong địa bàn nói riêng và cả nƣớc nói chun. Thông qua cac dự án đầu tƣ vốn ODA giúp năng lực sản xuất các ngành đƣợc thúc đẩy, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động.
*Tăng cường năng lực nâng cao vị thế của Sở Giao dịch I, Ngân hàng Phát triển, mở rộng khả năng huy động vốn nước ngoài
Kết quả của việc hoàn thành xuất sắc công tác quản lý cho vay lại vốn ODA đã nâng cao đƣợc vị thế, vai trò của của Sở Giao dịch I trong toàn ngành nói riêng và vị thế của Ngân hàng phát triển trong hệ thống tài chính của Việt Nam.Từ một cơ quan cho vay lại thụ động, Ngân hàng phát triển đã khẳng định vai trò cơ quan cho vay lại ODA lớn nhất của Chính phủ, đƣợc Bộ Tài chính chỉ định Cơ quan kiểm soát chi vốn ODA cho vay lại và là một đầu mối quan trọng tham gia tƣ vấn cho Chính phủ trong xây dựng các cơ chế chính sách về thu hút, quản lý, thẩm định, cho vay và giải ngân vốn ODA.
Thành công của công tác quản lý ODA cho vay lại đã nâng cao uy tín của Ngân hàng phát triển không chỉ trong hệ thống tài chính của quốc gia mà còn trong sự nhìn nhận của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế song phƣơng và đa phƣơng. Vai trò của Ngân hàng Phát triển không những đƣợc Bộ Tài chính và các cơ quan đánh giá cao mà còn đƣợc các nhà tài trợ quan tâm, thừa nhận.
Các chƣơng trình, dự án trên vay vốn ODA do Sở Giao dịch I quản lý mang lại những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế địa bàn nói riêng và cả nƣớc nói chung, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Việc công nhận và đánh giá cao vai trò của Ngân hàng phát triển từ phía cộng đồng các nhà tài trợ đã tạo một bƣớc đột phá trong công tác quản lý ODA, có ảnh hƣởng tích cực đến hoạt động, chức năng nhiệm vụ và tạo tiền đề cho xây dựng chiến lƣợc phát triển lâu dài của hệ thống Ngân hàng phát triển. Qua đó, cho thấy Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung, Sở Giao dịch I nói riêng đã góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý vốn ODA nhƣ sau:
+ Thứ nhất: Đó là với tƣ cách là cơ quan cho vay lại ODA lớn nhất, Ngân hàng phát triển đã đƣợc các nhà tài trợ cấp ODA viện trợ không hoàn lại để nâng cao năng lực thẩm định, phân tích và quản lý dự án thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, WB. Hỗ trợ kỹ thuật này không những nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ Ngân hàng phát triển mà còn giới thiệu, bổ sung cho Ngân hàng phát triển kiến thức về phƣơng thức quản lý tiên tiến, từng bƣớc tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế.
+Thứ hai: Góp phần huy động vốn nƣớc ngoài phục vụ cho đầu tƣ phát triển nói chung nhằm đáp ứng mục tiêu đầu tƣ của quốc gia, đặc biệt trong đó có việc huy động vốn để phát triển những ngành mới mang tính chiến lƣợc và đột phá vào các trọng tâm phát triển, tuy còn non trẻ nhƣng có những tác động tích cực đối với mục tiêu phát triển bền vững nhƣ phát triển đƣờng cao tốc, tiết kiệm năng lƣơng, chống biến đổi khí hậu...
+ Thứ ba: Khẳng định vai trò công cụ của Chính phủ trong việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc; thực hiện chủ trƣơng hội nhập kinh tế thế giới thông qua công tác cho vay lại vốn ODA.
Tuy nhiên, do đặc thù nguồn vốn ODA là cho vay dài hạn nên phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố bất định. Tình hình thực hiện các dự án thƣờng bị chậm ở nhiều khâu: chậm thủ tục, chậm triển khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Do vậy thời gian hoàn thành dự án kéo dài, đặc biệt là vốn đầu tƣ thực tế thƣờng tăng hơn so với dự kiến và cam kết làm phát sinh rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý, theo dõi nợ vay và kiểm soát chi.
án cùng một lúc phải thực hiện hai thủ tục để giải quyết vấn đề nội bộ trong nƣớc, một thủ tục với nhà tài trợ. Mặc dù đã có những nỗ lực nhất định từ phía các nhà tài trợ trong vấn đề thống nhất thủ tục nhƣng Chính Phủ chƣa hình thành quy định hệ thống thủ tục trong nƣớc theo kiểu “khung”, các vấn đề chi tiết cho phép áp dụng thủ tục và hƣớng dẫn của nhà tài trợ, điều này cũng làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, tăng khả năng rủi ro và nảy sinh nhiều vƣớng mắc trong quá trình quản lý theo dõi nhận nợ, kiểm soát chi, thƣờng xuyên phải xin ý kiến chỉ đạo giải quyết các vƣớng mắc trên bằng văn bản lên Ngân hàng phát triển Việt Nam.