Kinh nghiệm quản lý vốn ODA ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 47 - 51)

1.4.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn ODA

1.4.4. Kinh nghiệm quản lý vốn ODA ở một số nước trên thế giới

Với tính chất ƣu đãi của nguồn vốn vay ODA là thời hạn vay và thời gian ân hạn dài, điều kiện vay ƣu đãi , thuâ ̣n lợi, do đó vốn ODA trở thành nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc huy động và sử dụng vốn nƣớc ngoài của các nƣớc đang phát triển. Kinh nghiệm quản lý thành công của một số nƣớc trong việc sử dụng có hiệu quả vốn ODA nhƣ Philipine, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia,…

1.4.4.1. Kinh nghiê ̣m của Indonesia

- Mô hình quản lý vốn ODA đƣợc lựa chọn là mô hình quản lý định chế tài chính đƣợc lựa chọn trƣớc.

- Theo mô hình bán buôn này, Nhà tài trợ lựa chọn một số định chế tài chính bản lẻ, mỗi định chế đƣợc cấp hạn mức tín dụng để cho vay tiếp tới khách hàng của họ. Mô hình quản lý đã bộc lộ hạn chế nhƣ:

- Công tác chuẩn bị tốn kém vì nó đòi hỏi nhà tài trợ phải thẩm định một số định chế tham gia, sau đó phải giám sát các định chế này hoạt động.

- Chỉ cho phép một số định chế tài chính có khả năng tham gia và dự án. Ngoài các định chế tài chính đã đƣợc lựa chọn, các định chế tài chính khác không đƣợc tham gia vào các giai đoạn sau của dự án. Điều này hạn chế tác động của dự án trong việc cạch tranh, đa dạng hoá các đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi từ dự án.

- Không tăng tính cạnh tranh do các ngân hàng đƣợc lựa chọn mặc nhiên tham gia từ đầu dự án đến khi kết thúc.

Sơ đồ 1.1: Mô hình bán buôn tại Indonesia

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 1.4.4.2. Kinh nghiê ̣m của Philipine

Mô hình mang lại thành công cho việc tiếp nhận và giải ngân vốn ODA ở Philipine là mô hình hoạt động ngân hàng bán buôn, đƣợc áp dụng từ năm 1990 ở Philipine. Với Mô hình này, định chế tài chính đƣợc chọn làm ngân hàng bán buôn, ngân hàng này nhận đƣợc khoản tín dụng lớn để cho vay tới các định chế bán lẻ khác, sau đó đến lƣợt mình, các định chế tài chính bán lẻ cho vay tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng theo những điều khoản và điều kiện cho trƣớc. Ngân hàng bán buôn mua đứt và bán đoạn khoản tín dụng và chịu rủi ro ở cấp bán lẻ.

Mô hình hoạt động của ngân hàng bán buôn tại Philipine đã phát huy hiệu quả nhƣ: - Cho phép nhiều ngân hàng bán lẻ cùng tham gia vào quy trình chuyển vốn, làm tăng tính cạnh tranh giữa các định chế tài chính khi tham gia dự án.

- Đa dạng hoá danh mục đầu tƣ do mỗi định chế bán lẻ đều có tiềm năng và lợi thế riêng với những nhóm khách hạng cụ thể.

Nhà tài trợ

Cơ quan thƣ̣c hiê ̣n dƣ̣ án

Bô ̣ Tài Chính

Tổ chƣ́c tài chính đƣợc cho ̣n

- Việc lựa chọn một ngân hàng bán buôn sẽ rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án tín dụng.

- Cho phép nhiều ngân hàng bán lẻ tham gia ở các giai đoạn thích hợp của dự án. - Tác động xét về mặt kinh tế xã hội đối với ngân hàng bán buôn khá lớn, phạm vi triển khai dự án trải dài trên mọi miền đất nƣớc vì đối tƣợng chuyển giao vốn đa dạng.

Sơ đồ 1.2: Mô hình hoạt động ngân hàng quản lý ODA tại Philipine

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 1.4.4.3. Kinh nghiê ̣m của Malaysia

- Từng là một nƣớc thuộc địa của Anh, sau khi giành đƣợc độc lập năm 1957, Malaysia đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức: nghèo đói, thất nghiệp cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém và thiếu vốn trầm trọng để đầu tƣ phát triển.

- Từ những năm 1970, Malaysia nhận đƣợc viện trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có các nhà tài trợ chính là Nhật Bản, Liên hiệp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Nguồn viện trợ này đã góp phần

Nhà tài trợ

Bộ Tài chính

Ngân hàng bán buôn

Tổ chức tài chính Tổ chức tài chính Tổ chức tài chính

quan trọng giúp Malaysia giải quyết vấn đề đói nghèo và tái phân phối lại thu nhập. - Từ những năm 1980, viện trợ nƣớc ngoài lại đóng vai trò lớn trong việc gia tăng về các kỹ năng chuyên môn, về lập kế hoạch dự án, thực thi và đánh giá dự án, phân tích chính sách, phát triển thể chế, phát triển kỹ năng trong công nghệ và lĩnh vực nghiên cứu triển khai. Viện trợ nƣớc ngoài, với vai trò nhƣ vậy đã trở thành đòn bẩy đƣa Malaysia vƣợt qua điểm xuất phát thấp của nền kinh tế.

- Thành công trong việc sử dụng nguồn viện trợ ODA ở Malaysia xuất phát từ việc tập trung hóa trong quản lý nhà nƣớc. Văn phòng Kinh tế Kế hoạch cùng với Bộ Ngân khố đóng vai trò chủ yếu trong việc lập kế hoạch và quản lý hành chính đối với nguồn viện trợ nƣớc ngoài. Văn phòng này đảm nhận các chức năng chủ yếu là đƣa ra mục tiêu, chính sách, kế hoạch ở cấp trung ƣơng; chịu trách nhiệm phê duyệt chƣơng trình dự án và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia. Còn Bộ Ngân khố chịu trách nhiệm điều phối những vấn đề liên quan đến tài chính và kế toán. Việc thực hiện các dự án liên quan đến ODA, cùng việc đánh giá kết quả thực hiện, cũng nhƣ có các kiến nghị thay đổi nếu cần thiết, đều đƣợc hai cơ quan này phối hợp rất hiệu quả. “Trái tim” của Văn phòng Kinh tế Kế hoạch là Bộ phận lập Kế hoạch kinh tế. Bộ phận này tập hợp những nhân sự có trình độ và dày dặn kinh nghiệm trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến ODA. Bộ phận này còn đóng vai trò là Ban thƣ ký Chƣơng trình Viện trợ kỹ thuật nƣớc ngoài của Malaysia, cố vấn cho Uỷ ban Đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Trong việc phân cấp quản lý ODA, Malaysia có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý. Giữa các cơ quan này có sự phối hợp chặt chẽ và có chung một quan điểm là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các ban quản lý dự án để thực hiện các dự án đúng tiến độ, áp dụng các thủ tục trình duyệt nhanh gọn nhằm giảm bớt phí cam kết. Những hợp phần nào trong dự án khó thực hiện, Chính phủ Malaysia chủ động đề nghị với nhà tài trợ hủy bỏ hợp phần đó.

- Hiện nay, Malaysia áp dụng khá thành công công nghệ thông tin trong công tác theo dõi, giám sát các cơ quan liên quan đến quản lý vốn ODA bằng cách đƣa toàn bộ các đề nghị thanh toán lên mạng. Nhờ cách quản lý minh bạch nhƣ vậy, nên

Malaysia trở thành một trong những “điểm sáng” về chống tham nhũng.

- Bên cạnh đó, việc phân cấp tốt trong quản lý tài chính cũng là một lý do tạo nên sự thành công của Malaysia trong việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA. Những vƣớng mắc trong quá trình thực hiện dự án tại Malaysia cũng đƣợc giải quyết ngay tại các bang, do ban công tác phát triển bang và hội đồng phát triển quận, huyện xử lý, chứ không phải trình lên tận Chính phủ, hay các bộ chủ quản. Sự phân cấp này trong quá trình thực hiện dự án sẽ giúp cho tiến độ dự án không bị ngƣng trệ vì chờ phê duyệt. Các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ dự án khi có bất cứ sai sót nào xảy ra trong quá trình thanh tra. Phân chia quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng nhƣ vậy không những nâng cao hiệu quả của đồng vốn ODA, mà còn giúp nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ ở cấp địa phƣơng.

Bên cạnh đó, còn những nguyên nhân khác dẫn tới thành công trong quản lý và sử dụng ODA ở Malaysia. Đó là:

- Sự phối hợp giữa nhà tài trợ và nƣớc nhận viện trợ trong trong hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án ODA, mà nội dung đánh giá tập trung chủ yếu vào việc so sánh hiệu quả của dự án với kế hoạch, chính sách và chiến lƣợc, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kết quả.

- Có sự tham gia của khu vực tƣ nhân vào thực thi dự án đặc biệt trong các dự án kết cấu hạ tầng, năng lƣợng và công nghiệp.

- Đặc biệt là văn hóa chịu trách nhiệm của các cán bộ quản lý ở Malaysia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)