Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 56 - 58)

1.4.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn ODA

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tƣợng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tƣợng nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tƣợng sự vật xung quanh. Quản lý vốn ODA có liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ cơ chế, chính sách của nhà nƣớc, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan, tổ chức có liên quan, sự phối kết hợp giữa ngân hàng và doanh nghiệp, ý chí và điều kiện của các nhà tài trợ...

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

Luận văn sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp, các thông tin thứ cấp đƣợc thu thập qua các công trình nghiên cứu, sách, tài liệu nghiên cứu, các báo cáo của các Bộ, ngành, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các báo cáo tổng kết hằng năm của Sở Giao dịch I - NHPT Việt Nam.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trì nh Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.3.3.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tƣợng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phƣơng pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể đƣợc tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức đƣợc dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng nhƣ các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các tiêu chí

nhƣ phân tổ theo dự án, phân tổ theo nguồn vốn... Phƣơng pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có đƣợc những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I - NHPT Việt Nam

2.3.3.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng nghiên cứu. Các loại bảng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

2.3.3.3. Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đƣờng nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ƣớc các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê đƣợc sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trƣng về số lƣợng và xu hƣớng phát triển về mặt lƣợng của hiện tƣợng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, giúp lĩnh hội đƣợc thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị đƣợc sử dụng trong đề tài này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị đƣợc sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột...

2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.3.4.1. Phương pháp so sánh

Sử dụng phƣơng pháp này để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hƣớng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Từ đó, ngƣời nghiên cứu chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ƣu cho mỗi vấn đề.

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu liên quan đến chỉ tiêu cho vay, thu nợ, dự nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, lãi treo của các dự án vay vốn ODA do Sở giao dịch I quản lý và cho vay trong giai đoạn 2013-2015.

2.3.4.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này, đƣợc áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá đƣợc mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện đƣợc xu hƣớng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu.

Tác giả thực hiện thống kê các số liệu phán ánh về tình hình cho vay, thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn, lãi treo các dự án vay vốn ODA tại Sở giao dịch I.

2.3.4.3. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về số vốn cho vay, số thu nợ gốc, lãi, tỷ lệ nợ quá hạn, lãi phải trả chƣa trả, số dự án có nợ quá hạn, lãi treo tại Sở giao dịch I... theo thời gian bao gồm:

2.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)