3.2.1 .Đánh giá chung kết quả hoạt động của Sở GDI NHPT ViệtNam
4.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I-Ngân
4.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đối với các dự án ODA
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu có ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng đầu tƣ vì chất lƣợng thẩm định tốt sẽ giúp ngân hàng lựa chọn đƣợc những dự án đầu tƣ có hiệu quả, chủ đầu tƣ có năng lực tài chính, có khả năng quản lý vận hành dự án. Đồng thời, Sở giao dịch I cũng sẽ chuyên môn hóa hơn trong hoạt động quản lý vốn ODA, tăng cƣờng công tác đôn đốc thu hồi nợ vay, giám sát chủ đầu tƣ sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần hạn chế rủi ro.
Để nâng cao chất lƣợng thẩm định, Sở giao dịch 1 cần chuyên môn hóa trong công tác thẩm định, xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định theo từng chuyên ngành lĩnh vực để có điều kiện đi sâu tìm hiểu đặc điểm hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực, ví dụng nhƣ cán bộ chuyên sâu thẩm định các dự án về y tế, giáo dục, cấp nƣớc, môi trƣờng, cung cấp nƣớc sách, thủy điện…
- Bố trí những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm và có đạo đức nghề nghiệp trong việc thẩm định (có thể xây dựng theo một số tiêu chí nhƣ: cán bộ chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định dự án cần có thời gian tham gia công tác thẩm định tối thiểu 3 năm, đã từng có kinh nghiệm thẩm định dự án tƣơng tự, các dự án đã đƣợc thẩm định và quyết định cho vay không bị rủi ro, phát huy hiệu quả và trả đƣợc đầy đủ nợ vay, cán bộ không bị khách hàng khiếu kiện trong quá trình thẩm định). Ngoài ra để làm tốt công tác thẩm định thì cán bộ thẩm định cần tham khảo
và tìm hiểu thông tin về các dự án có cùng lĩnh vực đầu tƣ để đƣa ra các nhận định chính xác (trao đổi với các Chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Phát triển và các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn về thông tin dự án, kinh nghiệm thẩm định).
- Nâng cao năng lực thẩm định tổng mức đầu tƣ vì đây là tiền đề đảm bảo cho dự án đầu tƣ có hiệu quả, việc làm này cũng đồng thời hạn chế những rủi ro từ phía khác hàng vay vốn khai tăng tổng mức đầu tƣ tăng tỷ trọng vốn vay tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc.
- Tăng cƣờng năng lực phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nhận xét đánh giá doanh thu và giá thành của dự án, phân tích tính khả thi, logic của các số liệu do chủ đầu tƣ cung cấp, có sự so sánh số liệu của dự án đƣợc thẩm định với các dự án có liên quan đang triển khai đầu tƣ, so sánh sản phẩm của dự án với các sản phẩm thay thế khi có biến động của thị trƣờng.
+ Cán bộ thẩm định dự án cần thông thạo việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nhƣng việc tính toán cần phải dựa trên cơ sở số liệu rõ ràng, tin cậy, có cơ sở kiểm chứng.
+ Đối với phân tích tài chính doanh nghiệp:
- Cần khắc phục tình trạng hiện nay chỉ phân tích khả năng năng thanh toán của đơn vị. Ngoài việc phân tích về khả năng thanh toán thì cần đánh giá về quy mô hoạt động, nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình công nợ, tình hình hoạt động của doanh nghiệp và có so sánh các chỉ số này so với các doanh nghiệp cùng loại đang hoạt động trên thị trƣờng.
- Cán bộ thẩm định cần thu thập thông tin về khách hàng từ các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN cũng nhƣ thu thập thêm thông tin về thị trƣờng sản phẩm mà khách hàng đang kinh doanh.
- Cần xây dựng, giả định so sánh đánh giá về năng lực tài chính của doanh nghiệp khi chƣa có dự án đầu tƣ và sau khi có dự án đầu tƣ. Trên cơ sở các thông tin đã thu thập, cán bộ thẩm định phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án một cách tối ƣu nhất.
- Cần quan tâm đến sự tăng trƣởng của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh qua từng năm và những rủi ro mà doanh nghiệp đã từng gặp trong lịch sử hoạt động của mình, khả năng đối phó với những rủi ro đó để đánh giá và năng lực doanh nghiệp.
- Cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng ngƣời.
- Chú trọng bồi dƣỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng công tác thẩm định. Do đó cán bộ thẩm định cần: Nắm vững mọi chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ của Ngân hàng nhà nƣớc. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng. Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trƣờng, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng