Thực trạng quản lý ODA tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng Phát triển Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 74 - 94)

3.2.1 .Đánh giá chung kết quả hoạt động của Sở GDI NHPT ViệtNam

3.2.2. Thực trạng quản lý ODA tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng Phát triển Việt

Trong những năm qua, dòng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đã thể hiện rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc, trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) là Cơ quan đƣợc ủy quyền Cho vay lại quan trọng của Chính phủ. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua do tình hình kinh tế khó khăn chung vì khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ nợ quá hạn ngày một tăng, số dự án bị nợ quá hạn cũng ngày càng nhiều, gây thất thu cho Ngân sách Nhà nƣớc... đã đặt ra cho Chính phủ và NHPT cần phải nâng cao chất lƣợng hơn nữa việc quản lý và sử dụng nguồn vốn quan trọng này.

3.2.2.1. Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại qua Sở GD I - NHPT Việt Nam

Ở Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia đang phát triển khác, tiếp nhận nguồn vốn ODA sử dụng vào nhiều nội dung khác nhau để phục vụ cho mục tiêu tăng

Năm 2014 Tín dụng đầu tƣ ODA NHXK Thí điểm Năm 2015 Tín dụng đầu tƣ ODA NHXK Thí điểm

trƣởng và phát triển kinh tế. Việc sử dụng vốn ODA vào mục tiêu cụ thể hoặc lĩnh vực đầu tƣ nào tùy thuộc hoàn cảnh, điều kiện và quan điểm của từng quốc gia. Nguồn vốn ODA nói chung và cho vay lại nói riêng đang đƣợc Việt Nam sử dụng vào một số lĩnh vực ƣu tiên mang tính chất trọng điểm nhƣ hạ tầng cơ sở, y tế, giáo dục, phát triển làng nghề, bảo vệ môi trƣờng, nông lâm ngƣ nghiệp...

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu vốn ODA cho vay lại theo ngành kinh tế

Nguồn: Trang điện tử NHPT ViệtNam

Tham gia vào quá trình cho vay lại vốn ODA ở Việt Nam có một số tổ chức tài chính có quy mô lớn nhƣ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT), Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam. Trong các chủ thể tham gia vào hoạt động cho vay này, NHPT chiếm tỷ lệ cao nhất với gần 60% tổng số vốn ODA cho vay lại. Hoạt động quản lý và cho vay lại vốn ODA đã trở thành một trong những nghiệp vụ chính và quan trọng của VDB với nhiều chƣơng trình, dự án trong các lĩnh vực nhƣ hạ tầng giao thông, cấp thoát nƣớc, chế biến và xử lý rác thải, sử dụng năng lƣợng hiệu quả, năng lƣợng tái tạo, cải tạo lƣới điện… Những chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA đã và đang phát huy hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Sở Giao dịch I là đơn vị quản lý ODA lớn trong toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển, tính đến 31/12/2015 dƣ nợ ODA chiếm 20% dƣ nợ toàn ngành. Việc hoàn thành kế hoạch của Sở Giao dịch I chiếm tỷ trọng lớn trong toàn hệ thống và ảnh hƣởng đến kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ chung của hệ thống Ngân hàng Phát

triển. Bên cạnh đó hoạt động quản lý vốn ODA đƣợc mở rộng quản lý các dự án, trải dài trên nhiều địa bàn Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,… cùng với đó là bắt đầu thực hiện việc quản lý vốn ODA của Việt Nam ra nƣớc ngoài.

Vốn Đan Mạch Vốn KFW Đức Vốn WB Vốn Phần Lan Vốn JICA Vốn EIB Ấn Độ

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu các nguồn vốn ODA do Sở GD I quản lý

Nguồn: Sở giao di ̣ch I- NHPT ViệtNam

Nguồn vốn cho vay lại chủ yếu từ các nguồn vốn từ các chƣơng trình, Quỹ quay vòng vốn ODA cho vay lại theo ủy quyền của Bộ Tài chính, VDB chịu rủi ro tín dụng đang đƣợc VDB thực hiện nhƣ: Quỹ đầu tƣ ngành giống vốn Đan Mạch; Quỹ Phà vốn Đan Mạch; Chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn KFW Đức; Quỹ quay vòng cấp nƣớc đô thị vay vốn WB; Dự án đầu tƣ cấp nƣớc Phần Lan ; Chƣơng trình sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lƣợng và phát triển năng lƣợng tái tạo vốn JICA và hạn mức tín dụng đầu tƣ dự án nhằm giảm thiểu tác động đến môi trƣờng do thay đổi khí hậu vốn EIB.Những chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA cho vay lại thông qua Sở Giao dịch I đã và đang thực sự phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả nƣớc. Với những chƣơng trình này, Sở GDI - NHPT Việt Nam hiện đang quản lý 86 dự án, 3 chƣơng trình, dự án và 2 dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

SGDI là đơn vị duy nhất trong toàn hệ thống đƣợc giao quản lý, kiểm soát giải ngân qua tài khoản đặc biệt cho 03 dự án (Năng lƣợng nông thôn II, Cấp nƣớc sông Hồng và cấp nƣớc đô thị), thay mặt HSC là đầu mối rút vốn vay từ World Bank và giải ngân cho 42 tiểu dự án (trên 42 tỉnh thành trong cả nƣớc). SGDI cũng

là đơn vị duy nhất thực hiện quản lý vốn ODA Việt Nam đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Công tác quản lý vốn ODA tại SGDI thời gian qua đã góp phần trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế các vùng miền trên toàn quốc, từng bƣớc khẳng định tạo lập vị thế, vai trò của NHPT trong hệ thống tài chính của Việt Nam.

Tổng số vốn ODA và vốn vay ƣu đãi chƣa giải ngân của các chƣơng trình, dự án đã ký kết chuyển tiếp từ thời kỳ 2011 - 2015 sang thời kỳ 2016 - 2020 còn khá lớn, khoảng gần 22 tỷ USD, trong đó phần lớn là những dự án đầu tƣ của Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển với các khoản vay ODA ƣu đãi. Do vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời kỳ 2016 - 2020 là phải tập trung cao độ để hoàn thành các chƣơng trình, dự án này theo đúng tiến độ và thời hạn cam kết, đƣa các công trình vào khai thác, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc.

3.2.2.2. Quản lý cho vay vốn ODA tại Sở GD I - NHPT Việt Nam

Kết quả hoạt động quản lý vốn nƣớc ngoài tại Sở Giao dịch I - NHPT Việt Nam đƣợc thể hiện:

a) Công tác thẩm định, ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay dự án vay vốn ODA

* Công tác thẩm định dự án vay vốn ODA

Thực hiện theo quy định về phân công nhiệm vụ trong công tác thẩm định Sở Giao dịch I, Phòng Thẩm định: Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chủ trì công tác thẩm định tại Sở giao dịch I, thực hiện thẩm định phƣơng án tài chính và phƣơng án trả nợ vốn vay. Thực hiện theo sự phân công này Phòng QLVNN đã tích cực, chủ động thẩm định theo đúng hƣớng dẫn của Ngân hàng phát triển Việt Nam tại quy định về công tác thẩm định dự án tại NHPT Việt Nam trong đó thẩm định các nội dung: Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ vay vốn; thẩm định tính hợp lý, nhất quán về nội dung, số liệu trong hồ sơ; thẩm định tính hợp lệ về trình tự ban hành văn bản và thẩm quyền ký duyệt; Nhận xét, đánh giá trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành văn bản và thẩm quyền ký duyệt. Thẩm định khách hàng vay vốn (Chủ đầu tƣ dự án).

Trong năm 2013, theo sự phân công Phòng đã phối hợp với Phòng Thẩm định để thẩm định phƣơng án tài chính, thẩm định hiệu quả dự án đầu tƣ của 03 dự án: Dự

án phân phối hiệu quả của Tổng công ty điện lực Miền Bắc, dự án của Tổng công ty Sông Đà, Dự án của Bệnh viện tai mũi họng Trung ƣơng, các dự án này đang trình NHPT Việt Nam để xin ý kiến. Năm 2014, 2015 Sở Giao dịch I đã tìm kiếm, tiếp xúc với 02 khách hàng để cho vay thuộc vốn JICA: Công ty Cổ Phần Nam Triều và Công ty Cổ Phần Him Lam. Tuy nhiên đến nay vẫn chƣa có dự án đủ điều kiện cho vay.

* Công tác quản lý ký kết hợp đồng tín dụng

Căn cứ văn bản giao nhiệm vụ của Hội Sở chính, các tài liệu gửi kèm và hồ sơ vay vốn do Chủ đầu tƣ cung cấp, Phòng QLVNN đã phối hợp và thống nhất với chủ đầu tƣ ký Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay trên nguyên tắc: Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng BĐTV đƣợc ký theo mẫu thống nhất do Tổng Giám đốc ban hành; Hợp đồng có thể kèm theo các phụ lục quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng, phụ lục hợp đồng có hiệu lực nhƣ hợp đồng và nội dung không đƣợc trái với Hợp đồng; Thực hiện thẩm tra ngƣời đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia ký kết hợp đồng tín dụng, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngƣời đại diện có thẩm quyền, kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của ngƣời đại diện có thẩm quyền, ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay trong các trƣờng hợp phải ký sửa đổi… Khi chủ đầu tƣ hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, phí Sở Giao dịch I thực hiện thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay,… theo đúng quy định của NHPT Việt Nam

Trong năm 2013 Sở Giao dịch I đã ký 03 hợp đồng theo đúng quy định của NHPT Việt Nam và yêu cầu của các nhà tài trợ.

* Công tác quả lý tài sản bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm và mua bảo hiểm tài sản

Xác định tài sản bảo đảm tiền vay là một yếu tố vô cùng quan trọng để thu hồi nợ khi dự án xuất hiện nợ xấu, nợ quá hạn Ngân hàng Phát triển đã ban hành rất nhiều văn bản hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể việc ký kết và quản lý tài sản bảo đảm cho các hoạt động vay vốn trong đó có vay vốn ODA nhƣ: Quy định 42/QĐ-HĐQL ngày 17/9/2007 của Hội đồng quản lý hƣớng dẫn Quy chế bảo đảm tiền vay; Công văn số 4274/NHPT-PC ngày 22/12/2007 V/v hƣớng dẫn Quy chế bảo đảm tiền vay

của NHPT; các công văn sửa đổi bổ sung số 2083/NHPT-PC ngày 15/6/2011; số 3283/NHPT-PC ngày 16/9/2011; Công văn số 971/NHPT-PC ngày 14/4/2014 V/v hƣớng dẫn quy chế bảo đảm tiền vay; Công văn số 1319/NHPT-XLN ngày 18/5/2014 V/v kiểm tra và báo cáo về TSBĐ tiền vay.

Do nguồn vốn ODA đƣợc cung cấp bởi nhiều nhà tài trợ, có những chƣơng trình, dự án không quy định tài sản bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, với những dự án bắt buộc phải ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay Sở Giao dịch I đã thực hiện ký hợp đồng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của Nhà nƣớc và của Ngân hàng Phát triển; thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất tài sản, đánh giá lại tài sản theo quy định. Yêu cầu chủ đầu tƣ mua bảo hiểm đối với những tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm, khuyến khích chủ đầu tƣ mua bảo hiểm tự nguyên để đảm bảo thu nợ khi có rủi ro bất khả kháng xảy ra. Sở Giao dịch I thực hiện nghiêm túc việc ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các dự án và khoản giải ngân mới.

Bảng 3.3. Công tác bảo đảm tiền vay các dự án cho vay ODA giai đoạn từ 2013-2015 Đơn vị : Dự án STT Chỉ tiêu/năm 2013 2014 2105 So sánh 2014/2013 2105/2014 Tăng, giảm % Tăng, giảm % 1 Tổng số dự án quản lý 86 86 86 0 0% 0 0% 2 Số dự án đã ký hợp đồng BĐTV 26 26 26 0 0% 0 0% 3 Số đã đăng ký giao dịch bảo đảm 19 19 20 0 0% 1 5% 4 Số dự án chƣa ký hợp đồng BĐTV 1 1 1 0 0% 0 0% 5 Dự án đăng ký GDDB 1 phần 5 5 4 0 0% -1 -20% 6 Số dự án không thuộc diện ký HĐBĐ 35 35 35 0 0% 0 0%

Tuy nhiên, công tác bảo đảm tiền vay qua các năm luôn có những vƣớng mắc trong khâu đăng ký giao dịch bảo đảm do các nguyên nhân khách quan. Quy định về bảo đảm tiền vay còn nhiều điều bất cập, chƣa quy định rõ, nhƣ đối với thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay bằng tài sản là các loại quyền nhƣ quyền khai thác tài sản, quyền thu phí,…; giấy tờ thế chấp trong trƣờng hợp bào đảm tiền vay này; quy định về bảo hiểm tài sản bảo đảm tiền vay cần quy định cụ thể, rõ ràng trong trƣờng hợp nào cần áp dụng, trƣờng hợp nào không và các dẫn chiếu quy định của Nhà nƣớc để thực hiện. Chính các bất cập này gây khó khăn và mất rất nhiều thời gian để hoàn thành hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định.

Các tài sản trải dải trên địa bàn nhiều xã của nhiều tỉnh, có những tài sản đặc thù nằm sâu dƣới lòng biển, những tài sản là các quyền khai thác, thu phí... nên rất khó khăn trong công tác quản lý tài sản.

Tính đến 31/12/2015 có 26 dự án đã thực hiện ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm (trong đó tiểu dự án đã ký hợp đồng và đăng ký giao dịch bảo đảm là 130 tiểu dự án với 130 Hợp đồng bảo đảm tiền vay). Riêng một số dự án mới chỉ đăng ký đƣợc một phần nhƣ: Dự án cấp nƣớc đô thị - tiểu dự án Hà Tây chƣa đăng ký đƣợc đƣợc phần tài sản gắn liền với đất do chủ đầu tƣ chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Dự án phân phối hiệu quả của Tổng Công ty điện lực Miền Bắc đã ký đƣợc 39/54 tiểu dự án; Dự án Phân phối hiệu quả của Tổng Công ty điện lực Hà Nội đã ký 10/15 tiểu dự án; Dự án Truyền tải phân phối điện 2 của Tổng Công ty truyền tải điện Quốc gia đã ký 3/10 tiểu dự án. Đối với các tiểu dự án chƣa ký đƣợc là do Chủ đầu tƣ đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý nên chƣa cung cấp đầy đủ cho Sở Giao dịch I để ký hợp đồng đƣợc.

Hai dự án không ký hợp đồng bảo đảm tiền vay là dự án Cải cách Doanh nghiệp nhà nƣớc và hỗ trợ quản trị công ty của công ty mua bán nợ do dự án trên đã đƣợc phân bố kế hoạch vốn tuy nhiên chủ đầu tƣ chƣa thực hiện dự án. Sở Giao dịch đang triển khai ký hợp đồng bảo đảm tuy nhiên Chủ đầu tƣ chƣa có ý kiến về việc định giá tài sản do đây là tài sản hình thành từ vốn vay có tính chất đặc thù nên rất khó trong việc thế chấp tài sản. Dự án phát triển tái tạo năng lƣợng vùng sâu

vùng xa của Tổng công ty điện lực Miền Bắc chƣa ký hợp đồng bảo đảm vì khi lập dự án Chủ đầu tƣ thực hiện 10 tiểu dự án, tuy nhiên qua quá trình khảo sát, đánh giá lại chủ đầu tƣ đang thực hiện điều chỉnh lại tổng mức đầu tƣ, danh mục các tiểu dự án đã đệ trình lên nhà tài trợ để xin ý kiến, do vậy chƣa ký hợp đồng đƣợc. Hai dự án trên chƣa ký có nhiều yếu tố khách quan nên Sở giao dịch I cũng đang thực hiện từng bƣớc tiếp theo để ký và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

Việc quản lý tài sản bảo đảm của Sở Giao dịch I luôn đƣợc Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá cao về việc tuân thủ quy chế, quy trình và các quy định khác trong công tác quản lý tài sản bảo đảm.

b) Công tác cho vay và thu nợ vốn ODA

Xác định nhiệm vụ thu nợ gốc, lãi, phí là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ quan trọng nhất của NHPT Việt Nam, của Sở Giao dịch I. Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Giao dịch I, Phòng QLVNN đã chủ động đôn đốc thu nợ một cách quyết liệt, thực hiện triệt để các giải pháp để thu hồi nợ đầy đủ các dự án theo kế hoạch giao, không để pháp sinh nợ quá hạn dự án mới, cụ thể kết quả thu nợ các năm nhƣ sau:

Bảng 3.4. Kết quả hoạt động quản lý vốn nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 74 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)