Phƣơng hƣớng phát triển của Ngân hàng Phát triển ViệtNam và Sở Giao dịc h

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 105 - 110)

3.2.1 .Đánh giá chung kết quả hoạt động của Sở GDI NHPT ViệtNam

4.1. Phƣơng hƣớng phát triển của Ngân hàng Phát triển ViệtNam và Sở Giao dịc h

4.1.1. Định hướng, chiến lược phát triển Ngân hàng phát triển Việt Nam giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn 2020 đoạn 2010-2015, tầm nhìn 2020

Xây dựng thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là đƣờng lối nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta. Đƣờng lối đó đƣợc cụ thể hoá qua các chƣơng trình, kế hoạch, biện pháp phát triển toàn diện nền kinh tế và qua việc sử dụng hợp lý đồng bộ các công cụ tài chính- tín dụng. Trong đó, việc thành lập và phát huy vai trò của Ngân hàng Phát triển, một ngân hàng chính sách của Chính phủ đã thể hiện sự kết hợp tố giữa tôn trọng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng và chức năng của Nhà nƣớc trong định hƣớng vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trƣởng bền vững.

Trong khi các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đang xúc tiến cổ phần hoá để thích ứng với cơ chế thị trƣờng và các ngân hàng thƣơng mại cổ phần thuộc các thành phần kinh tế khác đang coi trọng hiệu quả kinh doanh là chủ yếu thì những hoạt động hƣớng vào dự án đầu tƣ lớn, chậm thu hồi vốn, lợi nhuận không cao nhƣ cho vay phát triển kỹ thuật hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển nông lâm nghiệp, hỗ trợ các dự án góp phần xoá đói giảm nghèo,… là vinh dự và trọng trách của Ngân hàng Phát triển.

Thể hiện vai trò là công cụ đắc lực của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển qua 5 năm phát triển và hoàn thiện đã có nhiều thành tựu đáng kể. Để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ đƣợc giao, Ngân hàng Phát triển đề ra những mục tiêu và định hƣớng phát triển các năm tiếp theo, đó là:

- Hoạt động của NHPT theo sát chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc; chuyển từ cho vay đầu tƣ các dự án riêng biệt sang đầu tƣ theo các chƣơng

trình của Chính phủ, lấy hiệu quả chung của cả chƣơng trình, hiệu quả kinh tế- xã hội làm thƣớc đo tiêu chuẩn để đầu tƣ. Đẩy mạnh tối đa hoạt động hỗ trợ xuất khẩu theo hƣớng tập trung trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng thuộc danh mục ƣu tiên của Chính phủ, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

- Tổ chức và hoạt động của NHPT đƣợc hoàn thiện phù hợp với điều kiện trong nƣớc và thông lệ quốc tế. Nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hƣớng thị trƣờng, công khai minh bạch.

- Hoạt động năng động trên thị trƣờng tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nƣớc đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tƣ và thúc đẩy xuất khẩu; góp phần phát triển thị trƣờng tài chính của đất nƣớc.

- Tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng; quản lý chặt chẽ tiền vốn, cho vay đúng chính sách, không để thất thoát, lãng phí vốn và tiết kiệm chi tiêu. Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng trên cơ sở phát huy các lợi thế sẵn có về tài trợ các dự án phát triển.

- Phƣơng châm hoạt động: An toàn hiệu quả - hội nhập quốc tế - phát triển bền vững.

+ Mục tiêu đến năm 2015: Ngân hàng Phát triển thực sự trở thành công cụ đắc lực của Chính phủ trong hỗ trợ đầu tƣ và thúc đẩy xuất khẩu, hoạt động đạt trình độ chuyên nghiệp cao và hiện đại; phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn thị trƣờng để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách TDĐT, TDXK của Nhà nƣớc. Thực sự hội nhập với thị trƣờng quốc tế trên cả hai phƣơng diện: thị trƣờng vốn và tài trợ xuất nhập khẩu hàng hoá. Đảm bảo tự chủ tài chính, tự trang trải toàn bộ chi phí quản lý, có tích luỹ và dự phòng vững chắc.

+ Tầm nhìn đến 2020: Ngân hàng Phát triển không chỉ là một công cụ đắc lực của Chính phủ trong tài trợ ĐTPT mà có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trƣờng tài chính với sự đa dạng về dịch vụ và hoạt động năng động trên thị trƣờng vốn khu vực và quốc tế; tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức đảm nhiệm những nhiệm vụ mới trong bối cảnh Việt Nam đã cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020.

4.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển của Sở Giao dịch I

4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Trong giai đoạn tới, cho vay đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc vẫn đƣợc xác định là công cụ tài chính quan trọng của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu về tăng trƣởng và giảm đói nghèo. Tuy vậy, cần đổi mới chính sách cho vay đầu tƣ phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng hoạt động, giảm bao cấp, bền vững về tài chính và tuân thủ các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới.

Hƣớng chính trong đổi mới chính sách cho vay đầu tƣ phát triển là nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng phục vụ tăng trƣởng kinh tế. Chú trọng đến chất lƣợng tín dụng đầu tƣ, giảm hỗ trợ trực tiếp từ Ngân sách Nhà nƣớc. Đổi mới hoạt động của các tổ chức thực hiện tín dụng chính sách theo hƣớng tăng tính tự chủ, từng bƣớc bền vững về tài chính, giảm bao cấp trực tiếp từ Nhà nƣớc. Điều chỉnh mức vay và thời hạn cho vay, tạo điều kiện để phát triển sản xuất - kinh doanh.

Phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm, ngành và lĩnh vực mà nƣớc ta có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt nền kinh tế đất nƣớc ta đối mặt với sự cạnh tranh từ các nền kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nƣớc chúng ta cần tăng cƣờng các biện pháp hỗ trợ cho các ngành, các doanh nghiệp, các mặt hàng sản xuất trong nƣớc mà đất nƣớc có lợi thế. Về lâu dài việc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các hoạt động sản xuất trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu hiện nay sẽ không còn phù hợp do Việt Nam phải thực hiện cam kết theo các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng.

Trong điều kiện hiện nay, việc kết hợp giữa hỗ trợ trực tiếp với các hình thức hỗ trợ gián tiếp trong chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển của Nhà nƣớc sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế đang đến gần. Do đó, cần phải giảm dần hình thức hỗ trợ trực tiếp và mở rộng các hình thức hỗ trợ gián tiếp.

- Trong quá trình triển khai thực hiện cần bám sát văn kiện, Nghị quyết của Đảng, tƣ tƣởng chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ.

- Hoạt động của NHPT Việt Nam cần hƣớng tới khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, là khu vực kinh tế có vai trò quan trọng trong việc tạo ra GDP, tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Việc sử dụng vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc thông qua các hoạt động của NHPT Việt Nam cần có trọng tâm, trọng điểm, có điều kiện, có thời hạn cho những chƣơng trình, dự án, sản phẩm đặc biệt quan trọng của nền kinh tế nhằm đảm bảo cho công nghiệp hoá, tăng trƣởng kinh tế, phát triển bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tránh hỗ trợ tràn lan, ỷ lại vào Nhà nƣớc, đồng thời phù hợp với nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc hàng năm.

- Có phƣơng án huy động vốn, đáp ứng đƣợc yêu cầu giải ngân của các dự án vay dở dang, các dự án chuyển tiếp và các dự án nhóm A đƣợc Chính phủ giao hàng năm.

- Vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc cần đƣợc đầu tƣ, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm đúng đối tƣợng, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thực hiện tốt lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, nhằm tập trung nguồn lực tài chính để giải quyết các vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế vùng.

Đẩy mạnh triển khai công tác huy động vốn để tận dụng tối đa lợi thế là đơn vị thuộc NHPT Việt Nam và đƣợc đóng tại Thủ đô Hà Nội trung tâm kinh tế - chính trị của cả nƣớc.

4.1.2.2. Chỉ tiêu dự kiến:

- Quản lý vốn nƣớc ngoài: giải ngân, thu nợ (gốc, lãi, phí) phấn đấu đạt 100% kế hoạch giao. Trong thời gian tới, với cơ hội là bề dày thành tích, kinh nghiệm trong công tác quản lý vốn ODA, Ngân hàng Phát triển nói chung và Sở Giao dịch I nói riêng cần xác định rõ mục tiêu chiến lƣợc là phải nâng cao hơn nữa chất lƣợng công tác quản lý vốn ODA để tiếp tục nhận đƣợc tín nhiệm của các nhà tài trợ cũng nhƣ cơ quan quản lý vốn ODA trong nƣớc; coi nghiệp vụ quản lý ODA là một trong những nhiệm vụ trọng tâm không thể tách rời của Ngân hàng Phát triển, đồng thời giữ vững vị trí Ngân hàng Phát triển là tổ chức tài chính hàng đầu về năng lực quản lý nguồn vốn này, Sở Giao dịch I là cánh chim đầu đàn của Ngân

hàng Phát triển Việt Nam trong nhiệm vụ quản lý vốn ODA;

- Huy động vốn: Năm sau tăng trƣởng 20-30% so với năm trƣớc, trong đó số vốn huy động kỳ hạn trên 1 năm đạt trên 65%; phấn đấu các năm đều hoàn thành 100% kế hoạch Ngân hàng Phát triển giao;

- Thẩm định và cho vay mới 40 dự án;

- Tín dụng đầu tƣ: giải ngân khoảng 6.000 tỷ đồng, thu nợ gốc trên 95% kế hoạch, thu nợ lãi 100% kế hoạch;

- Hỗ trợ sau đầu tƣ: hoàn thành trên 95% kế hoạch; - Bảo lãnh tín dụng: hoàn thành 95% kế hoạch;

- Tín dụng xuất khẩu: tăng trƣởng dƣ nợ từ 20-25% so với năm 2010. * Các phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển khác:

- Quỹ thu nhập: thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao mức thu nhập cho cán bộ nhân viên, hƣớng đến mức thu nhập bình quân của mỗi cán bộ nhân viên sẽ bằng mức thu nhập bình quân của các NHTM.

- Nâng cao chất lƣợng hệ thống công nghệ thông tin, đầu tƣ, phát triển một số phần mềm phục vụ công tác tín dụng, tài chính - kế toán, thanh toán liên ngân hàng.

- Hoàn thiện website riêng của SGDI với mục tiêu đây là cổng thông tin quan trọng kết nối giữa SGDI với khách hàng và các đối tác.

- Tăng cƣờng liên kết, trao đổi với các NHTM về việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ, đặc biệt trong mảng thanh toán quốc tế.

- Xây dựng thang bảng lƣơng hoàn chỉnh cùng các chính sách thƣởng phạt rõ ràng theo hiệu quả công việc.

- Giảm thiểu các thủ tục hành chính rƣờm ra, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, xây dựng hình ảnh uy tín - tận tình với khách hàng. Lấy phong cách phục vụ có văn hóa và kết quả công việc làm nội dung thi đua phấn đấu của mọi cán bộ nhân viên toàn SGDI.

4.1.3. Quan điểm xây dựng giải pháp

Xuất phát từ thực tiễn, những điểm thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm trong công tác quản lý nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch I. Để các giải pháp đảm bảo tính

khả thi cần quán triệt các quan điểm để xây dựng các giải pháp là:

- Các giải pháp đề xuất phải sát với thực tế, có tính khả thi đối với Sở Giao dịch I.

- Các giải phát phải có tính kế thừa.

- Các giải pháp phải phù hợp với cơ chế quản lý đầu tƣ xây dựng hiện hành của Nhà nƣớc và các quy định của các tổ chức cho vay vốn ODA.

- Hƣớng đến các giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Viê ̣t Nam.

4.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)