3.2.1 .Đánh giá chung kết quả hoạt động của Sở GDI NHPT ViệtNam
4.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I-Ngân
4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý cho vay
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát tiền vay của chủ đầu tƣ, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, tăng cƣờng kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay, tăng cƣờng công tác đôn đốc thu nợ và xử lý nợ tồn đọng, thƣờng xuyên cập nhật phân tích đánh giá về rủi ro tín dụng. Đây là tiền đề để dự án có thể phát huy hiệu quá, tránh thất thoát vốn; và thƣờng xuyên kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay để đảm bảo tài sản bảo đảm (bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản bảo đảm bổ sung khác) trong tình trạng tốt có tính thanh khoản thuận lợi trong việc xử lý tài sản khi có rủi ro sảy ra. Để làm tốt công việc này Sở Giao dịch I cần tăng cƣờng các công việc nhƣ sau:
+ Cán bộ tín dụng cần tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát trƣớc khi giải ngân, trong khi giải ngân và sau khi giải ngân.
tại thực tế hiện trƣờng, phối hợp với các tổ chức tài chính khác cùng cho vay đầu tƣ dự án trong công tác kiểm tra.
+ Các thông tin kiểm tra không chỉ dựa trên những tài liệu chủ đầu tƣ cung cấp mà còn cần chủ động tìm kiếm từ các nguồn khác (từ các đối tác của doanh nghiệp), không chỉ các thông tin về doanh nghiệp mà cả những thông tin về môi trƣờng kinh doanh… Qua những thông tin tổng hợp và qua việc phân tích thông tin giúp cho Sở Giao dịch I có đƣợc cái nhìn đầy đủ, sát thực hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp vay vốn.
+ Công tác kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay cần đƣợc tiến hành theo định kỳ hoặc đột xuất việc kiểm tra tài sản bảo đảm cần kiểm tra đồng thời bằng cả hai phƣơng pháp là kiểm tra giá trị trên sổ sách và kiểm tra đánh giá thực tế chất lƣợng, giá trị thị trƣờng của tài sản bảo đảm. Những nội dung khó và phức tạp cần thực hiện thông qua việc thuê tƣ vấn thẩm định giá và đánh giá chất lƣợng tài sản.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay do đa số các doanh nghiệp khi vay vốn đều có dự án/phƣơng án kinh doanh cụ thể, khả thi nhƣng giữa kỳ vọng của dự án và thực tế còn một khoảng cách, do đó khả năng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn vay cho hoạt động kinh doanh khác vẫn có thể xảy ra. SGD I đã thực hiện khá tốt công tác giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra hồ sơ giải ngân chặt chẽ, giám sát hiện trƣờng dự án, tuân thủ quy chế chuyển tiền của NHPT (vốn vay chuyển thẳng cho bên thụ hƣởng) nên hầu nhƣ không có tình trạng sử dụng vốn sai mục đích hoặc cố tình lừa đảo.
Mặt khác, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ, giải ngân đúng khối lƣợng còn là biện pháp đánh giá đúng tài sản bảo đảm vốn vay. Do đó, hầu hết dƣ nợ vay tại SGD I đều có tài sản bảo đảm tiền vay với khả năng thanh khoản tốt.
Bên cạnh đó cần chú trọng công tác kiểm tra nội bộ: SGD I đã và đang tổ chức kiện toàn phòng Kiểm tra nội bộ độc lập. Phòng Kiểm tra có chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ và hỗ trợ pháp lý cho các phòng nghiệp vụ. Công tác kiểm tra nội bộ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Qua đó, giúp cho các phòng Tín dụng hoàn thiện hồ sơ, tránh đƣợc các rủi ro pháp lý cũng nhƣ đảm bảo thực hiện đúng quy
trình nghiệp vụ, hạn chế rủi ro tín dụng.
Về thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kịp thời đúng quy định: Thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ một cách thƣờng xuyên, qua đó áp dụng các giải pháp tín dụng hợp lý, lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền xử lý nợ kịp thời để giúp cho chủ đầu tƣ tháo gỡ đƣợc khó khăn, trả đƣợc nợ vay cho Ngân hàng và bƣớc đầu lành mạnh hoá tình hình tín dụng của SGD I.
Biết rằng rủi ro tín dụng không thể hoàn toàn loại trừ, và việc nâng cao chất lƣợng quản lý cho vay nói chung, quản lý cho vay vốn ODA nói riêng là công tác hết sức quan trọng tại hệ thống Ngân hàng Phát triển. Tuy nhiên với những giải pháp SGD I đang thực hiện cùng với những điều chỉnh về mặt cơ chế của NHPT có thể ngăn ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro tín dụng, nâng cao chất lƣợng tín dụng, góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của hệ thống NHPT.