Cơ chế quản lý vốn ODA tại một số ngân hàng thƣơng mại, Ngân hàng Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 38 - 41)

Vốn ODA gồm hai phần: phần chủ yếu là vốn vay ƣu đãi và một phần viện trợ không hoàn lại, thực chất là nguốn vốn thuộc Ngân sách Nhà nƣớc. Phần vốn ODA đƣợc sử dụng dƣới hình thức cho vay lại thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng nhƣ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam,…

1.4.1. Cơ chế cho vay lại

- Mục đích kiểm soát chi nhằm đảm bảo chi tiêu từ nguồn vốn ODA, vốn vay ƣu đãi của dự án phù hợp với Hiệp định, văn kiện dự án, Hợp đồng sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ƣu đãi đã ký kết và tuân thủ các quy định về quản lý tài chính trong nƣớc hiện hành.

- Các hình thức giải ngân gồm có:

+ Hình thức thanh toán trực tiếp/ hoă ̣c chuyển tiền:

của bên vay, nhà tài trợ sẽ chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho nhà thầu/nhà cung cấp hàng hoá/dịch vụ.

Thanh toán trực tiếp theo Thƣ uỷ quyền rút vốn không huỷ ngang (thƣờng áp dụng đối với các hợp đồng mua thiết bị trong một số các dự án của các nhà tài trợ song phƣơng).

+ Hình thức thanh toán thƣ cam kết/cam kết đặc biệt: Thủ tục thanh toán bằng thƣ cam kết là hình thức thanh toán mà theo đề nghị của bên vay, nhà tài trợ phát hành một thƣ cam kết không huỷ ngang/hoặc cam kết đặc biệt đảm bảo trả tiền cho ngân hàng thƣơng mại đối với khoản thanh toán đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện cho nhà cung cấp theo một Thƣ tín dụng (L/C).

+ Thanh toán bằng L/C không cần thƣ cam kết : đƣợc áp dụng đối với một số trƣờng hợp nhà tài trợ song phƣơng uỷ quyền cho một ngân hàng thay mặt nhà tài trợ quản lý vốn ODA đồng thời thực hiện vai trò là ngân hàng ngƣời bán.

+ Hình thức thanh toán hoàn vốn, hồi tố: Thủ tục hoàn vốn là phƣơng thức mà nhà tài trợ thanh toán tiền từ tài khoản vốn vay vào tài khoản của bên vay chỉ định để hoàn lại số tiền bên vay/cơ quan thực hiện dự án đã chi bằng nguồn vốn của mình cho các khoản chi hợp lệ đƣợc tài trợ bằng vốn vay.

Trƣờng hợp đặc biệt của thủ tục thanh toán hoàn vốn là thanh toán hồi tố. Thanh toán hồi tố là hình thức thanh toán mà nhà tài trợ tài trợ cho các khoản chi hợp lệ của dự án đã phát sinh trƣớc thời điểm hiệu lực của dự án, và đã đƣợc bên vay thanh toán bằng nguồn vốn của mình. Thanh toán hồi tố chỉ đƣợc áp dụng khi có thoả thuận với nhà tài trợ và đƣợc quy định trong hiệp định tài trợ, trong đó xác định khoảng thời gian và giới hạn số tiền đƣợc áp dụng thủ tục thanh toán hồi tố.

+ Hình thức thanh toán Tài khoản tạm ứng/Tài khoản đặc biệt: Thủ tục TKTƢ là hình thức nhà tài trợ ứng trƣớc cho bên vay một khoản tiền vào TKTƢ mở tại ngân hàng phục vụ để bên vay chủ động trong thanh toán cho các khoản chi tiêu thƣờng xuyên hợp lệ của dự án, giảm bớt số lần xin rút vốn từ nhà tài trợ và đẩy nhanh tốc độ thanh toán cho các hoạt động của dự án.

chức theo mô hình nhiều cấp, có TKTƢ cấp 1 do ban quản lý dự án trung ƣơng làm chủ tài khoản và TKTƢ cấp 2 do ban quản lý dự án địa phƣơng/thành phần làm chủ tài khoản (đối với dự án có cấp trung ƣơng và cấp địa phƣơng/ngành quản lý thực hiện); hoặc TKTƢ cấp 1 do ban quản lý dự án tỉnh làm chủ tài khoản, TKTƢ cấp 2 do ban quản lý dự án huyện/xã làm chủ tài khoản (đối với dự án do cấp tỉnh và huyện/xã quản lý thực hiện).

Hạn mức số tiền nhà tài trợ ứng trƣớc vào TKTƢ cấp 1 và/hoặc TKTƢ cấp 2 của dự án phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm và nhu cầu chi tiêu cụ thể của từng dự án. Hạn mức TKTƢ thƣờng đƣợc quy định cụ thể trong hiệp định tài trợ hoặc trong Thƣ giải ngân và có thể đƣợc điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án trên cơ sở tình hình thực hiện dự án và nhu cầu thanh toán.

- Phƣơng thức kiểm soát chi:

+ Kiểm soát chi sau: Là việc kiểm tra, xác nhận tính hợp lệ của các khoản chi sau khi Chủ đầu tƣ đã rút vốn nƣớc ngoài để thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng.

+ Kiểm soát chi trƣớc: Là việc kiểm tra, xác nhận tính hợp lệ của khoản chi trƣớc khi chủ đầu tƣ rút vốn nƣớc ngoài.

1.4.2. Thu hồi nợ cho vay lại

Ngƣời vay lại thực hiện trả nợ đúng hạn, đầy đủ theo nghĩa vụ trả nợ ghi trong Thoả thuận cho vay lại cho Cơ quan cho vay lại.

Cơ quan cho vay lại thực hiện trả nợ đúng hạn, đầy đủ theo nghĩa vụ trả nợ ghi trong Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vào Quỹ tích luỹ trả nợ nƣớc ngoài do Bộ Tài chính quản lý theo hƣớng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính. Trƣờng hợp Bộ Tài chính ủy quyền cho Cơ quan cho vay lại trả nợ trực tiếp cho nƣớc ngoài, Ngân hàng đƣợc uỷ quyền cho vay lại vốn ODA chỉ chuyển cho Bộ Tài chính phần còn lại sau khi đã thực hiện trả cho nƣớc ngoài.

Trong trƣờng hợp có thay đổi về chính sách hoặc điều chỉnh điều kiện cho vay lại, Cơ quan cho vay lại hoặc Bộ Tài chính không hoàn trả lại các khoản nợ cho vay lại đã đƣợc thu hồi trƣớc đó.

Ngoài ra, để quản lý nguồn ODA cho vay lại hiệu quả, Chính phủ cũng đã phân công trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nƣớc ngoài của

Chính phủ đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc…

Mặc dù Việt Nam đƣợc các nhà tài trợ đánh giá việc quản lý sử dụng vốn ODA khá tốt. Vốn ODA chiếm khoảng 5% GDP trong đó đa số là các khoản vay có lãi suất thấp, thời hạn vay dài. Tuy nhiên nó vẫn có thể trở thành những gánh nặng nợ cho tƣơng lai nếu việc đầu tƣ các dự án không mang lại hiệu quả. Sau việc giải ngân thì công tác kiểm tra giám sát các khoản cho vay lại nguồn vốn ODA có đƣợc sử dụng đúng mục đích hay không luôn đƣợc các ngân hàng, cấp có thẩm quyền và nhà tài trợ quan tâm.

Công tác giám sát và theo dõi dự án đƣợc triển khai quản lý chặt chẽ từ các cấp phòng trở lên trong mỗi ngân hàng. Ngoài ra, công tác này còn đƣợc thực hiện bởi chính các nhà tài trợ hoặc phối hợp thực hiện giữa các nhà tài trợ với các cơ quan liên quan của phía Việt Nam.

Ngƣời sử dụng vốn vay theo định kỳ lập báo cáo tiến độ triển khai thực hiện dự án theo tháng, quý, năm và báo cáo kết thúc dự án cho ngân hàng. Báo cáo này bao gồm các thông tin về các công việc đã đƣợc triển khai thực hiện hoặc hoàn thành, các khoản viện trợ đã đƣợc giải ngân.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thƣờng xuyên theo dõi kiểm tra dự án, tình hình hoạt động của dự án, tình hình hoạt động kinh doanh của các Chủ đầu tƣ dự án, kiểm tra tình hình thực tế địa điểm triển khai dự án theo định kỳ hoặc đột xuất nhằm nắm bắt kịp thời thông tin về dự án và thông tin về Chủ đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)