Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 122 - 123)

3.2.1 .Đánh giá chung kết quả hoạt động của Sở GDI NHPT ViệtNam

4.3. Một số điều kiện thực hiện các giải pháp

4.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ

- Trao thêm quyền chủ động cho Ngân hàng phát triển Việt Nam trong việc xử lý nợ để đảm bảo trong sạch tình hình tài chính của hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung và Sở Giao dịch I nói riêng. Xử lý nợ xấu làm trong sạch tình hình tài chính là khó khăn chung đối với các tổ chức tín dụng và hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Theo quy định hiện hành thì Ngân hàng phát triển chỉ có thẩm quyền gia hạn nợ đối với các dự án đầu tƣ gặp khó khăn do yếu tố khách quan mang lại. Thẩm quyền trong việc khoanh nợ và xóa lãi thuộc Bộ Tài chính, thẩm quyền xóa nợ gốc thuộc thẩm quyền của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở báo cáo của các Bộ ngành liên quan. Cơ chế xử lý nợ hiện nay chỉ hƣớng dẫn đối với các dự án vay từ năm 1996 trở lại đây, các dự án trƣớc đó chƣa có cơ chế hƣớng dẫn đã dẫn đến một lƣợng nợ tồn đọng kéo dài qua nhiều năm đã gây nên tình trạng nợ xấu kéo dài đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung và Sở Giao dịch I nói riêng.

Kiến nghị với Chính phủ và chính quyền địa phƣơng xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội ổn định, phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong nƣớc. Chính phủ tạo lập một môi trƣờng chính trị ổn định, không có những biến động gây ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế, từ đó giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng sẽ tránh đƣợc những cú sốc do những biến động bất ngờ từ môi trƣờng kinh doanh.

Kiến nghị với Chính phủ cần xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động ngoại giao với các nhà tài trợ quốc tế để tăng lƣợng vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam, mở rộng định hƣớng việc sử dụng ODA cho các dự án trực tiếp sinh lời và cho vay theo cơ chế thƣơng mại nhƣ các dự án bán buôn tín dụng. Việc này rất quan trọng vì nó đảm bảo khả năng trả nợ của đất nƣớc về lâu về dài.

Tiến hành xây dựng chính sách tổng thể về quản lý, giám sát vay và trả nợ nƣớc ngoài đƣợc hoạch định trong mối tƣơng quan chặt chẽ với các chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô, việc quản lý vay và trả nợ nƣớc ngoài phải tính đến các chỉ tiêu cơ bản về nợ nƣớc ngoài nhƣ: khả năng hấp

thụ vốn vay nƣớc ngoài (tổng số nợ nƣớc ngoài/GDP), chỉ tiêu khả năng vay thêm từng năm, chỉ tiêu khả năng hoàn trả nợ (tổng nghĩa vụ trả nợ/thu nhập xuất khẩu).

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần giảm thiểu sự can thiệp trong hoạt động ngân hàng, kết hợp nâng cao tính tự chủ của ngân hàng thông qua một số biện pháp sau:

- Nâng cao tính tự chủ về công tác nhân sự cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Nâng cao tính tự chủ về tài chính cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngoài ra, các đơn vị chủ quản là các Bộ, ban, ngành hỗ trợ và phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc hoàn tất hồ sơ tín dụng, thẩm định dự án món vay cũng nhƣ xử lý nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)