d .Sơ đồ hạch toán
c. Vòng quay tổng tài sản
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu từ số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.
- Kỳ kế toán được sử dụng trong nghiên cứu này là tháng 1 năm 2013. - Thu thập số liệu từ các báo cáo và những tài liệu có liên quan của công ty. - Nghiên cứu dựa vào thảo luận và trao đổi ý kiến với các cô chú anh chị trong công ty.
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Dựa trên chứng từ, sổ sách tại công ty để làm cơ sở thực hiện công tác kế toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty sau đó kết chuyển để xác định kết quả hoạt động kinh doanh từ đó phân tích để biết được các nhân tố ảnh hưởng.
59
Mục tiêu 2: Sử dụng các phương pháp để đánh giá từ đó phân tích tình hình lợi nhuận, chi phí, doanh thu trong 3 năm 2011-2013 của công ty.
Mục tiêu 3: Căn cứ vào quá trình thực hiện và phân tích công việc kế toán thực tế tại công ty, so sánh giữa lý thuyết và thực tế để đề xuất một số giải pháp, kiến nghị giúp hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh.
2.3.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng của đó tượng nghiên cứu, từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.
Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh: - Số liệu năm trước.
- Số liệu kế hoạch. Điều kiện so sánh:
- Cùng một phương pháp tính. - Cùng một đơn vị đo lường.
- Cùng trong khoảng thời gian tương ứng
Phương pháp so sánh cụ thể
Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện. Tác dụng của so sánh là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.
Tăng (+) hay giảm (-) = Chỉ tiêu thực tế (năm sau) – Chỉ tiêu kế hoạch (năm trước)
2.3.2.2 Phương pháp kế toán
- Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho: được đánh giá theo giá gốc bao gồm giá mua cộng chi phí mua hàng liên quan (chi phí vận chuyển,…).
60
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kiểm kê định kỳ.
- Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (áp dụng theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của BTC).
2.3.2.3 Phương pháp tỷ số
Phương pháp tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất, một tỷ số là mối quan hệ giữa tỷ lệ giữa hai dòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản. Phương pháp tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ số yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ số tham chiếu.
Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính. Để có ích nhất, nghiên cứu một tỷ số cũng phải bao gồm việc nghiên cứu dữ liệu đằng sau các tỷ số đó. Các tỷ số là những hướng dẫn hoặc những phân tích có ích trong việc đánh giá tình hình tài chính và đánh giá các hoạt động của một doanh nghiệp và trong việc so sánh chúng với những kết quả của các năm trước hoặc doanh nghiệp khác. Mục đích chính của phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần được nghiên cứu nhiều hơn. Nên sử dụng các tỷ số gắn với những hiểu biết chung về doanh nghiệp và môi trường của nó.
Các tỷ số tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời.
Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì một số dấu hiệu có thể được kết luận thông qua quan sát số lớn các hiện tượng nghiên cứu riêng lẽ.
61
Chương 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ M.E.K.K.O 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH