Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ m e k k o (Trang 51)

c. Tài khoản sử dụng

2.1.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

2.1.4.1 Khái niệm và ý nghĩa

a. Khái niệm

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng về mặt tài chính của hoạt động kinh doanh đã được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi (lỗ) là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động trong doanh nghiệp.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính.

Kế toán xác định kết quả kinh doanh là nhằm xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.

Công thức

Kết quả hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)

b. Ý nghĩa

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, luôn quan tâm là làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất (tối đa hóa lợi nhuân và tối thiểu hóa rủi ro). Và lợi nhuận là thước đo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu

TK 333 (3334) TK 821 (8211) TK 911

Số thuế thu nhập hiện hành phải nộp trong kỳ do doanh nghiệp tự xác định

Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành

Số chênh lệch giữa thuế TNDN tạm phải nộp lớn hơn số phải nộp

52

tố liên quan đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Hay nói cách khác doanh thu, thu nhập khác, chi phí là các chỉ tiêu phản ánh kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần kiểm tra doanh thu chi phí, phải biết kinh doanh mặc hàng nào, mở rộng sản phẩm nào, hạn chế sản phẩm nào để có thể đạt được kết quả cao nhất.

Việc tổ chức kế toán bán hàng, kế toán xác định kết quả kinh doanh là phân phối kết quả một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có ý nghĩa trong thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, cơ quan chủ quản, quản lý tài chính, thuế….để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính, chính sách thuế…

2.1.4.2 Chứng từ, sổ sách kế toán

- Sổ Nhật ký chung - Sổ cái

2.1.4.3 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Xác định kết quả kinh doanh được thực hiện vào cuối kỳ nhằm xác định lãi (lỗ) trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

Bước 1: Kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại) vào bên Nợ TK 511 để xác định doanh thu bán hàng thuần.

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – (Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại)

Bước 2: Kết chuyển doanh thu thuần, thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập vào bên Có TK 911 để tập hợp doanh thu và thu nhập cho xác định kết quả kinh doanh.

Tổng doanh thu = Doanh thu bán hàng thuần + Doanh thu hoạt động tài chính + Thu nhập khác.

Bước 3: Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác vào bên Nợ TK 911 để tập hợp chi phí cho việc xác định kết quả kinh doanh.

53

Tổng chi phí = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí tài chính + Chi phí khác

Bước 4: Xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Lãi (lỗ) = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Bước 5: Kết chuyển lãi (lỗ) sang TK 421

2.1.4.4 Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng: Xác định kết quả kinh doanh – TK 911

Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đợn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đưa ra các quyết định phù hợp.

Hệ thống báo cáo tài chính gồm:

- Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã được quy định trước. Báo cáo này được lập theo một quy định định kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng bên ngoài trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà nước.

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi (lỗ) của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ của công ty đối với Nhà nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lợi của công ty.

- Bảng lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo

54

lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về các dòng tiền lưu chuyển giúp cho các đối tượng sử dụng có thể phân tích rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính tổng hợp dùng mô tả hoặc phân tích chi tiết các thông tin đã trình bày trong bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết cần được làm rõ khác.

2.1.4.6 Sơ đồ kế toán tổng hợp

Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển 2, nhà xuất bản tài chính Hà Nội năm 2006

Hình 2.21. Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh

TK 632, 635, 641, 642, 811 TK 911

Kết chuyển chi phí

TK 8211, 8212

Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN

hoãn lại

TK 421

Kết chuyển lãi hoạt động kinh doanh trong kỳ

TK 511, 512

Kết chuyển doanh thu bán hàng

TK 8212

Kết chuyển khoản giảm chi phi Thuế TNDN hoãn lại

TK 421

Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ

TK 521

Kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại

TK 531

Kết chuyển giá trị hàng bán bị trả lại

TK 532

Kết chuyển giảm giá hàng bán

và cung cấp dịch vụ

TK 515, 711

Kết chuyển doanh thu tài chính và thu nhập khác

55

2.1.5 Các tỷ số tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.5.1 Nhóm tỷ số khả năng sinh lời 2.1.5.1 Nhóm tỷ số khả năng sinh lời

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp khi kinh doanh là thu được lợi nhuận. Vì vậy trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối quan hệ có thể. Mỗi góc độ nhìn đều cung cấp cho các nhà quản trị một ý nghĩa cụ thể để phục vụ cho các quyết định quản trị.

a. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ số này dương thì có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Ngược lại tỷ số này âm thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Tỷ số này cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.

b. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần.

Tỷ số này mang giá trị dương là công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Tỷ số này càng cao càng thu hút được các nhà đầu tư.

c. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu chi biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ.

ROA

Lợi nhuận ròng Tài sản bình

quân

= x 100

ROE Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu

= x 100

ROS Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

= x 100

(2.1)

(2.2)

56

Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại tỷ số mang giá trị âm nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

2.1.5.2 Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động

a. Vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số này phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Với: Hàng tồn kho bình quân = (HTK đầu năm + HTK cuối năm)/2

Hàng tồn kho quay vòng càng nhiều thì hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng cao, càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, thời gian tồn kho ít, chu kỳ kinh doanh được rút ngắn, giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho thu hồi càng nhanh. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dữ trữ trong kho không nhiều. Nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành mất thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy, chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

b. Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của doanh nghiệp hay đo lường tốc độ luân chuyển những khoản nợ cần phải thu.

Trong đó:

- Các khoản phải thu bình quân = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2

- Doanh thu bình quân mỗi ngày = Doanh thu hàng năm/365

Vòng quay hàng tồn kho Tổng giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân = (Vòng) (2.4) Kỳ thu tiền bình quân

Các khoản thu bình quân Doanh thu bình quân mỗi ngày

57

Kỳ thu tiền bình quân là khoảng thời gian tính từ lúc doanh nghiệp bán chịu hàng hóa cho khách hàng cho đến khi thu được tiền.

Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thì khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản là các khoản phải thu tốt, doanh nghiệp có nhiều vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại kỳ thu tiền bình quân càng cao, càng dài càng chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp kém, doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, vốn bị ứ đọng không thể đầu tư và khó đem lại lợi nhuận như mong muốn, đồng thời càng làm tăng các khoản dự phòng nợ khó đòi.

c. Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Vòng quay này càng lớn thì càng tốt.

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Nguyễn Thị Thanh Trúc (2011) nghiên cứu “Phân tích tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược Hậu Giang”, Lớp Kế toán 2 – Khoá 34, khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại Học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp tại phòng kế toán của công ty, sử dụng phương pháp so sánh để phân tích kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 – 2010. Qua phân tích tình hình tiêu thụ và đánh giá kết quả kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu tài chính, tác giả đưa ra những giải pháp giúp công ty nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá và hiệu quả kinh doanh từ đó hỗ trợ cho các nhà quản lý có những quyết định phù hợp trong thời gian tới.

Vy Thị Thu Thảo (2012) nghiên cứu “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Cảng Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012”, Lớp Kế toán 2 – Khoá 35, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại Học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của công ty, sử dụng phương pháp so sánh để phân tích kết quả kinh doanh tại công ty năm 2010, phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty năm 2010 – 2012, qua quá trình phân tích tác giả tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

Số vòng quay tổng tài sản

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

58

Lê Hoàng Tính (2013) nghiên cứu “Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn điện tự động Toàn Phúc”, kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn điện tự động Toàn Phúc”, Lớp Kế toán 3 – Khoá 37, khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đai Học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của công ty để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, cung cấp thông tin về quy trình hạch toán và quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nêu lên những ưu điểm và hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả và khắc phục các hạn chế trong quá trình kinh doanh của công ty.

Qua lược khảo tài liệu ta thấy các nghiên cứu trước đây sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán, tiến hành phỏng vấn nhân viên kế toán và quan sát quy trình hạch toán luân chuyển chứng từ tại đơn vị. Từ đó, các tác giả thực hiện hạch toán một số nghiệp vụ thực tế phát sinh và tiến hành ghi sổ.

Bài nghiên cứu này tiếp tục sử dụng biện pháp phỏng vấn nhân viên kế toán, quan sát quy trình hạch toán và luân chuyển chứng từ. Sau đó tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó. Ngoài ra, bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp so sánh cùng với phương pháp tỷ số để so sánh và phân tích sự biến động về tình hình kinh doanh, tính toán các chỉ số hoạt động và chỉ số sinh lợi của công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp cho công ty hoàn thiện công tác kế toán cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới một cách khả thi.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu từ số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.

- Kỳ kế toán được sử dụng trong nghiên cứu này là tháng 1 năm 2013. - Thu thập số liệu từ các báo cáo và những tài liệu có liên quan của công ty.

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ m e k k o (Trang 51)