CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV– chi nhánh Đông Hà
3.2.3. Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp của chi nhánh Đông Hà Nội đƣợc thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau:
- Bước 1: Tiếp thị khách hàng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề xuất tín dụng.
- Bước 2: Thẩm định rủi ro. Cán bộ QLRR thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo phòng QLRR. Lãnh đạo phòng QLRR thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.
- Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng. Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/PGĐ QLRR tín dụng: Khoản tín dụng đƣợc coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy chữ ký phê duyệt của PGĐ QHKH trên báo cáo đề xuất tín dụng và Giám đốc/PGĐ QLRR tín dụng trên báo cáo thẩm định rủi ro.
- Bước 4: Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt + Soạn thảo quyết định cấp tín dụng.
+ Soạn thảo hợp đồng: Căn cứ nội dung, điều kiện tín dụng đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, bộ phận QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng.
- Ký kết hợp đồng.
- Hoàn thiện các điều kiện trƣớc khi giải ngân. + Lƣu trữ hồ sơ, nhập thông tin vào hệ thống SIBS.
- Bước 5: Giải ngân/Phát hành bảo lãnh
- Bước 6: Giám sát và kiểm soát
+ Bộ phận QHKH: Cán bộ QHKH có trách nhiệm theo dõi quá trình phê duyệt và xác định khoản vay/bảo lãnh đã đƣợc giải ngân/ phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ của khách hàng đối với BIDV Đông Hà Nội đã phát sinh để có biện pháp kiểm tra,
giám sát, thu hồi nợ.
+ Bộ phận QLRR: Phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trƣờng hợp khoản tín dụng/khách hàng có dấu hiệu bất thƣờng hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu; Quản lý danh mục các khoản nợ xấu, nợ chuyển ngoại bảng, các khoản đƣợc bán nợ, khoanh nợ...
+ Bộ phận QTTD: Định kỳ hàng tháng lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn, danh sách các khoản vay điều chỉnh lãi suất, ngày hết hạn của chứng thƣ bảo hiểm tài sản, danh sách bảo lãnh đến hạn, phí đến hạn thanh toán nhƣng chƣa thu gửi bộ phận QHKH để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn; ...
- Bước 7: Điều chỉnh tín dụng: Rà soát, điều chỉnh hạn mức/số tiền cho vay, bảo lãnh; Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ; Điều chỉnh điều kiện tín dụng; Lƣu hồ sơ.
- Bước 8: Thu nợ, lãi, phí.
+ Thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí.
+ Thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí: Thu nợ gốc, lãi tự động; Thu nợ gốc, lãi thủ công.
- Bước 9: Xử lý thu hồi nợ quá hạn
+ Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm: Thông báo bằng văn bản cho khách hàng sau khi có nợ quá hạn phát sinh. Rà soát phân tích nguyên nhân nợ quá hạn đồng thời tiếp tục đôn đốc khách hàng trả nợ quá hạn.
+ Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm: Thƣờng xuyên thông báo về trạng thái nợ quá hạn của khách hàng cho bộ phận QHKH. Phối hợp với bộ phận QHKH kiểm tra, đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, phạt quá hạn.
+ Bộ phận dịch vụ khách hàng chịu trách nhiệm thực hiện các bút toán thu nợ quá hạn theo chỉ thị của bộ phận QHKH.
- Bước 10: Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Sau khi nhận đƣợc thông báo thanh toán L/C từ bộ phận TTQT hoặc văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh, cán bộ QHKH kiểm tra điều kiện đòi tiền trong bảo lãnh so với các bằng chứng mà ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh cung cấp.
gốc, phí, bộ phận QHKH phối hợp với bộ phận QTTD, dịch vụ khách hàng thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí... để tất toán hồ sơ tín dụng, giải chấp các hợp đồng đảm bảo, thanh lý các hợp đồng (nếu có).