CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV– Chi nhánh Đông Hà
4.2.4. Nâng cao hiệu quả thẩm định tính khả thi của dự án, phƣơng án sản xuất
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho vay
Thẩm định các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh đƣợc coi là khâu quan trọng nhất trƣớc khi quyết định cho vay. Để việc thẩm định tình hình và năng lực tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả thì cán bộ tín dụng nên yêu cầu có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập để tránh các báo cáo tài chính thiếu trung thực.
Ngoài ra cán bộ thẩm định cần thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Trƣớc khi cho vay cán bộ tín dụng cần đi tới cơ sở sản xuất hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm tra các số liệu có phù hợp với các số liệu trong báo cáo mà khách hàng cung cấp hay không để tránh mắc phải sai lầm trong quyết định cho vay.
Chi nhánh Đông Hà Nội cần nghiên cứu và xem xét rủi ro của doanh nghiệp: vì rủi ro của doanh nghiệp thƣờng liên quan tới toàn bộ chu kì tài sản của doanh nghiệp gồm cung, sản xuất, cầu và thu nợ. Việc xác định chu kì chuyển đổi tài sản của doanh nghiệp sẽ giúp Chi nhánh nhận biết đƣợc rủi ro xảy ra ở giai đoạn nào cũng nhƣ xác định thời hạn cho vay hợp lý để thu hồi đƣợc nợ.
Đối với cho vay theo tài sản bảo đảm: cán bộ cần quan tâm hơn đến việc định giá lại TSBĐ định kỳ để không xuất hiện tình trạng khi thanh lý giá trị tài sản còn thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu khiến cho ngân hàng không thu hồi đƣợc nợ và lãi vay.
Các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm
Để có thể hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra, đối với vấn đề TSBĐ, các cán bộ tín dụng BIDV Đông Hà Nội cần thiết phải thực hiện:
- Hoàn thiện hồ sơ thế chấp, hồ sơ pháp lý (chứng thƣ sở hữu của tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng chứng thực, các thoả thuận trong hợp đồng…) vì đây là vấn đề quyết định đến quyền tài sản và quyền truy đòi nợ của ngân hàng.
- Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá giá trị của tài sản, định kỳ tổ chức định giá lại TSBĐ, khắc phục việc định giá TSBĐ mang tính chủ quan, thiếu căn cứ khoa học, chƣa áp dụng thích hợp các phƣơng pháp định giá. Đối với những TSBĐ có giá trị lớn, ngân hàng nên thuê các tổ chức tƣ vấn, tổ chức chuyên môn định giá. Việc thuê định giá tuy tiêu tốn một khoản chi phí nhƣng sẽ giúp khắc phục đƣợc tính chủ quan của cán bộ trong quá trình định giá, ngoài ra việc định giá còn mang tính khoa học.
- Hạn chế tâm lý lạm dụng vào TSBĐ.
- Nghiên cứu áp dụng các hình thức đảm bảo tín dụng mới.
- Thƣờng xuyên theo dõi, cập nhật các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến TSBĐ.
Thẩm định trƣớc khi cho vay
- Thẩm định tính hiệu quả và khả thi của dự án
Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính ngoài chỉ tiêu NPV, IRR, ngân hàng cần phải chủ trọng đến việc phân tích độ nhạy cảm của các chỉ tiêu hiệu quả, chỉ tiêu
này không chỉ giúp các nhà thẩm định xác định đƣợc giới hạn biến động của các biến số sao cho dự án có lãi và còn xác định trong dự án nhân tố nào ảnh hƣởng quan trọng nhất đến chỉ tiêu hiệu quả để kiểm soát chặt chẽ sự biến động của nhân tố đó trong quá trình cho vay. Việc thẩm định một cách kỹ lƣỡng sẽ là cơ sở để xác định mức cho vay, thời hạn thu nợ, mức thu nợ từng kỳ ...hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Thẩm định khách hàng vay vốn
Yếu tố cần quan tâm là khả năng tài chính của doanh nghiệp. Đó là các chỉ tiêu ROA, ROE, hệ số nợ, hệ số tự tài trợ... đƣợc xét trong một khoảng thời gian nhất định. Cần phải xác định đƣợc chiều sâu phát triển của doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở chiến lƣợc phát triển, chính sách điều hành của bộ máy quản lý, đội ngũ kế cận. Nói chung ngân hàng cần phải chú trọng tới độ bền của khả năng quản trị điều hành và tính hình tài chính của doanh nghiệp.