CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV– chi nhánh Đông Hà
3.2.9. Triển khai việc ứng dụng các công cụ đo lƣờng rủi ro tín dụng
Nhận thức đƣợc quản trị rủi ro tín dụng là một nhiệm vụ sống còn đối với công tác quản trị của BIDV, từ năm 2000, BIDV nói chung và BIDV Đông Hà Nội nói riêng đã xây dựng các quy chuẩn trong việc đo lƣờng rủi ro tín dụng khách hàng.
Mô hình định tính trong quy trình phán quyết tín dụng
Vận dụng mô hình định tính đánh giá theo 6C, BIDV Đông Hà Nội đã xây dựng quy trình đánh giá chung về khách hàng với nội dung nhƣ sau:
- Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay: Cơ sở đánh giá là Bộ luật dân sự - đối với khách hàng cá nhân và luật doanh nghiệp với khách hàng là doanh nghiệp
- Đánh giá mô hình tổ chức quản trị điều hành, ngành nghề kinh doanh để nhận biết năng lực hoạt động, năng lực điều chỉnh, quản trị, quy mô của doanh nghiệp.
- Đánh giá tƣ cách khách hàng: Thông qua kho dữ liệu của BIDV, hệ thống
thông tin nội bộ và trung tâm thông tin CIC của NHNN, Ngân hàng có thể đánh giá về tƣ cách đạo đức của khách hàng thông qua các quan hệ tín dụng trƣớc đây với ngân hàng.
- Đánh giá tài chính khách hàng: Với khách hàng cá nhân thông qua thu
nhập hàng tháng, với khách hàng là doanh nghiệp, thông qua báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, BIDV Đông Hà Nội sẽ phân tích đánh giá khách hàng dựa trên nhóm các chỉ tiêu.
- Bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo các quy định về đảm bảo tiền vay của
NHNN, để thống nhất và có hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết BIDV có quyết định số 2696/QĐ-HĐQT về việc ban hành quyết định tài sản đảm bảo tiền vay, danh mục tài sản các chi nhánh đƣợc nhận làm tài sản đảm bảo, phƣơng thức định giá, quy trình nhận tài sản...
- Các điều kiện: Căn cứ vào các quy định hiện hành của NHNN, BIDV Đông
Hà Nội đã xây dựng quy chuẩn đối với từng loại hính vay ngắn hạn, trung dài hạn,... để đảm bảo an toàn tính dụng.
Mô hình định hạng tín dụng
Hiện BIDV Đông Hà Nội đã xây dựng chƣơng trình định hạng tín dụng khách hàng, đây là cơ sở cho việc xây dựng chính sách khách hàng, phán quyết tín dụng cũng nhƣ phân loại tài sản và trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7/QĐ – 493. Việc xếp hạng tín dụng khách hàng đƣợc thực hiện đối với toàn bộ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và các khách hàng cá nhân của BIDV.
Căn cứ để xếp hạng doanh nghiệp theo hệ thống định hạng tín dụng nội bộ: - Hồ sơ pháp lý và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
- Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của khách hàng.
- Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong các giao dịch với BIDV của các tổ chức tín dụng khác (lịch sử và hiện tại).
- Các nhân tố môi trƣờng bên trong, môi trƣờng bên ngoài, xu hƣớng phát triển của khách hàng... có ảnh hƣởng đến hiệu quả, chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp.
3.3. Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – chi nhánh Đông Hà Nội qua số liệu điều tra
3.3.1. Phân tích hồi quy nhằm xác định vai trò của các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – chi nhánh Đông Hà Nội
Theo kết quả phân tích SPSS, trị số R2– điều chỉnh là 0,439 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình đạt 43,9%. Trị số thống kê F đƣợc xác định bằng 31.707; với mức ý nghĩa Sig.0,00 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu. Hệ số Durbin-Watson bằng 1,825; gần bằng 2, chứng tỏ phần dƣ không có tƣơng quan chuỗi bậc nhất. Với kết quả nhƣ trên, giả thuyết H0 của phép phân tích đƣợc bác bỏ, có nghĩa là các giả thuyết phát biểu đƣợc chấp nhận.
Bảng 3.13. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 3.483 .038 91.001 .000 KQ .303 .038 .371 7.901 .000 NH .284 .038 .348 7.400 .000 KH .165 .038 .202 4.308 .000 a. Dependent Variable: RR
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy 3 thành phần trong thang đo chất lƣợng dịch vụ là nhân tố khách quan, nhân tố từ phía khách hàng, nhân tố từ phía ngân hàng có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều đến công tác quản trị RRTD của Chi nhánh.
Dựa trên hệ số chƣa chuẩn hóa của kết quả phân tích hồi quy bội, mức độ ảnh hƣởng của các thành phần trong thang đo đƣợc thể hiện trong biểu thức sau:
RR = 0,303 KQ + 0,284 NH + 0,165 KH + €
Trong đó, thành phần nhân tố khách quan có ảnh hƣởng nhiều nhất đến rủi ro của chi nhánh, tiếp theo là nhân tố từ phía ngân hàng và cuối cùng là nhân tố từ phía khách hàng. Do đó ngân hàng cần chú ý và quan tâm hơn nữa các yếu tố thuộc các thành phần trên. Tuy nhiên đây là nghiên cứu thực hiện tại một thời điểm nhất định nên kết quả phân tích hồi quy bội mối quan hệ giữa các thành phần đến công tác quản trị rủi ro tín dụng chỉ có ý nghĩa tại thời điểm thực hiện khảo sát.