Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn tại Chi nhánh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại ngân hàng hợp tác chi nhánh bắc ninh (Trang 74 - 76)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1.Nợ quá hạn 2.242,13 4.413,41 4.497,42

2.Nợ xấu 2.713,28 4.709,34 4.777,62

3. Tỷ lệ nợ quá hạn 5,15% 6,67% 5,79%

4.Tỷ lệ nợ xấu 6.23% 7,12% 6,15%

5.Tỷ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân 1,42% 3,00% 2,07% 6.Tỷ lệ nợ xấu khách hàng doanh nghiệp 4,81% 4,12% 4,08%

(Nguồn : Phòng Kinh doanh Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh)

Xét toàn cảnh ngành ngân hàng, năm 2011, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ động công bố tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng. Theo đó, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,6 - 3,8% tổng dư nợ. Con số này tới cuối năm 2012, theo công bố của NHNN là 4,08 %, cho dù theo các tổ chức đánh giá độc lập thì con số thực tế cao hơn nhiều.

Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4,67% vào tháng 4/2013. Tuy nhiên, con số mà NHNN vừa cập nhật tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tính đến tháng 6/2013 chỉ còn ở mức 4,46%, giảm đáng kể so với mức 4,65% tính đến cuối tháng 5/2013.

Tính đến tháng 11/2014, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là 3,8%, tỷ lệ nợ xấu theo kết quả phân loại của NHNN, dựa trên thông tin tín dụng của Trung tâm Thông tin tín dụng (NHNN) là 5,3%.

Như vậy, số nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn cao so với mức quy định là 3% so với NHNN đưa ra.

Tại chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu qua các năm ở mức cao hơn so với quy định. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đối với nhóm khách hàng cá nhân là 1,42%, của khối doanh nghiệp là 4,81%, nợ xấu toàn chi nhánh là 6,23%. Nguyên nhân là do năm 2012 là một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam. Năng lực sản xuất của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan hiếm. Theo số liệu thống kê của phương tiện truyền thông có tới 50.000 doanh nghiệp phá sản trong năm qua. Những khó khăn của nền kinh tế đã tác động rất nhiều đến lĩnh vực kinh doanh của các Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng. Cụ thể tỷ trọng dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2012 thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thương mại và xây dựng chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ xấu của Chi nhánh, các khoản nợ xấu đa số là các khoản nợ trung và dài hạn.

Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Đến năm 2013nợ xấu của Chi nhánh tăng lên 3% đối với nhóm khách hàng cá nhân và đối với khách hàng doanh nghiệp tỷ lệ này là 4,12%; nợ xấu toàn chi nhánh là 7,12%. Mặc dù, năm 2012, Chi nhánh đã có biện pháp, văn bản cụ thể để chỉ đạo giải quyết tình hình nợ xấu của Chi nhánh, đặt mục tiêu là đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 3% nhưng năm 2013 Chi nhánh đã không hoàn thành được kế hoạch. Trong đó, nợ nhóm 4,5 vẫn tiếp tục gia tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, mặt khác, tỷ trọng nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng vẫn tiếp tục tăng thêm, do tình hình của hai ngành kinh doanh này vẫn vô cùng khó khăn. Các khoản nợ xấu của khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng doanh nghiệp cũng tăng. Đặc biết là các doanh nghiệp tiêu biểu như Công ty Yên Mai, kinh doanh vật liệu xây

dựng, kinh doanh gỗ tổng dư nợ là 5,6 tỷ đồng; Công ty Cường Thịnh kinh doanh vật liệu xây dựng: 4,5 tỷ đồng; các doanh nghiệp này đã nợ quá hạn quá thời gian cho phép, mặc dù Ngân hàng đang có chính sách đôn đốc thu hồi nợ nhưng tình trạng đọng nợ tại các doanh nghiệp chưa được giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh.

Nhận thức rõ ảnh hưởng của nợ xấu tới chất lượng hoạt động tín dụng và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, nên ngay từ đầu năm 2014, Chi nhánh đã tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu. Ban Giám đốc chi nhánh đã đẩy mạnh xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro trích lập qua các năm, khoanh nợ, giãn nợ, thu hồi nợ bằng phát mãi tài sản bảo đảm. Ngoài ra, Chi nhánh tăng cường kiểm soát chặt chẽ quy trình tín dụng, tránh để các khoản nợ xấu phát sinh thêm nữa. Nhờ vào các biện pháp này, nợ xấu tại Chi nhánh đã dần được khống chế và tỷ lệ nợ xấu bắt đầu có xu hướng giảm trong năm này. Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,07% đồng đối với các khách hàng cá nhân, và với khách hàng doanh nghiệp còn 4,08%; tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh là 6,15%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại ngân hàng hợp tác chi nhánh bắc ninh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)