3.1.1. Lịch sử ra đời cuả Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh
Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh thành lập theo Quyết định số 03/2013/QĐ-NHHT ngày 21/06/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng HTX Việt Nam v/v “ Thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh”.
Chức năng nhiệm vụ chính của Ngân hàng hợp tác – Chi nhánh Bắc Ninh được giao cho chính là hỗ trợ, chăm sóc các QTD cơ sở tại 2 tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang đồng thời thực hiện các nghiệp vụ tín dụng cho vay và huy động vốn trên địa bàn. Tại thời điểm mới thành lập, Chi nhánh có 07 cán bộ công nhân viên, hỗ trợ và chăm sóc cho 21 QTD cơ sở, dư nợ cho vay nhận bàn giao chỉ đạt 6 tỷ đồng. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp, bộ máy tổ chức nhân sự còn thiếu, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, Chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu vượt qua giai đoạn đầu tiên rất nhiều khó khăn, thử thách, từng bước trưởng thành vững chắc. Để được như bây giờ là do sự cố gắng của toàn bộ cơ quan.
Đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh được sự quan tâm của cấp trên đã được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy gồm : Phòng giám đốc, phòng phó giám đốc, phòng hành chính nhân sự: 4 cán bộ; phòng kế toán ngân quỹ: 8 cán bộ; phòng kinh doanh: 8 cán bộ; kiểm tra nội bộ: 1 cán bộ. Phòng Giao dịch Từ Sơn 7 cán bộ, Phòng giao dịch Võ Cường 4 cán bộ. Tổng số 60 cán bộ công nhân viên, số QTDND cơ sở phục vụ là 44 quỹ (trong đó tỉnh Bắc ninh: 24 quỹ, tỉnh bắc giang: 22 quỹ), vượt qua những khó khăn ban đầu đó chi nhánh đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường đứng
vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Hiện nay QTDTW đã mở một phòng giao dịch ở Từ Sơn, mới mở nhưng hoạt động rất tốt. Trong năm 2008 Ch nhánh QTDTW dự định mở thêm 2 phòng giao dịch nữa.
Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh luôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố quan trọng để phát triển bền vững và tạo nền tảng sức mạnh vào hội nhập trong tương lai.
Cùng với việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh không ngừng chú trọng đến các hoạt động đoàn thể, công đoàn, đoàn thanh niên, thể thao, văn nghệ góp phần tạo lập một môi trường làm việc tốt cho toàn thể cán bộ nhân viên của quỹ.
Mặt khác Ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn. Thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Nhìn lại chặng đường hơn sáu năm xây dựng và phát triển của QTDTW Chi nhánh Bắc Ninh nay là Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh tuy chưa phải là thời gian dài, nhưng tất cả những gì Ngân hàng đã trải qua và đạt được là rất đáng ghi nhận. Đặc biệt là trong năm 2012 và năm 2013 Ngân hàng phát triển một cách vượt bậc, dư nợ tăng cao, huy động đầu vào cũng tăng cao, dư nợ tăng cao nhưng chất lượng tín dụng rất tốt đã thể hiện ở mức nợ quá hạn thấp.
Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh tin tưởng vào sự phát triển của mình trong tương lai. Mặt khác, những trải nghiệm trong thời gian qua cũng đã phản ánh được hướng đi lên trong những năm tiếp theo trong điều kiện tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế đang đến gần.
Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, các hình thức, giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư, từ năm 2013 trở lại đây Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc
Ninh đã thu hút được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trong môi trường kinh doanh mới đang đầy tính cạnh tranh.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh.
(Nguồn: Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh)
3.1.3. Chức năng của Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh
- Xây dựng kế hoạch phát triển của Chi nhánh trong từng thời kỳ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư, của các tổ chức theo quy định. - Thực hiện các vai trò về vốn, cung ứng các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
- Bám sát tình hình biến động lãi suất huy động trên địa bàn để kịp thời đưa ra cơ chế lãi suất cho phù hợp nhằm duy trì số dư tiền gửi và khai thác tối đa nguồn vốn trên địa bàn.
- Tổ chức điều hoà vốn cho các Phòng giao dịch.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân.
- Thực hiện dịch vụ và thanh toán với Hội sở NHHTVN.
Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng giao dịch Từ Sơn Phòng giao dịch Võ cường
- Tổ chức công tác thu - chi, bảo quản an toàn, bí mật.
3.1.4. Nhiệm vụ của Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh
- Quản lý sử dụng an toàn có hiệu quả về vốn và tài sản được giao. - Chấp hành các chế độ báo cáo kế toán, báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước, của Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam.
- Chấp hành các chế độ và quy định về tín dụng, hạch toán kế toán, an toàn kho quỹ, các hoạt động ngân hàng và những quy định khác do Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam ban hành.
- Thực hiện các cam kết, giữ bí mật về số lượng tình hình hoạt động của khách hàng theo quy định của NHNN.
- Chấp hành các quy định của Nhà nước đối với người lao động, quy chế nhân viên, nội quy khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ban hành.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác khi được Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam ban hành.
* Nhiệm vụ của ban Giám đốc và các phòng ban.
* Ban giám đốc:
Ban giám đốc gồm có Giám đốc và một Phó Giám đốc có chức năng chính như sau:
- Hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển của toàn Chi nhánh trong từng thời kỳ.
- Xác lập và quản lý an toàn, bảo đảm khả năng chi trả của Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh.
- Đại diện cho toàn chi nhánh trong các mối quan hệ với Hội sở Ngân hàng HTX Việt Nam, NHNN và các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng, các Tổ chức tín dụng, Ngân hàng khác trên địa bàn.
*Phòng hành chính nhân sự:
- Thực hiện công tác hành chính, lễ tân, tổ chức quản lý, văn thư lưu trữ, trực tiếp quản lý, bảo quản các loại tài sản công như ô tô, máy phát điện và các loại máy văn phòng … đặt tại phòng hành chính nhân sự và phòng làm việc của Ban giám đốc.
- Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, nâng lương định kỳ, khen thưởng, kỷ luật trong Chi nhánh theo quy định.
* Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh gồm 8 người, có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với khách hàng, mở rộng đầu tư tín dụng.
- Thu thập, quản lý những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng
- Thẩm định các khoản cho vay do Giám đốc quy định, chỉ định theo uỷ quyền của Tổng giám đốc.
- Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo tháng, quý, năm theo quy định.
- Thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, kể cả cho vay hợp vốn đồng tài trợ theo quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng HTX Việt Nam.
- Kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng. - Đôn đốc thu hồi nợ các món vay đến hạn.
*Phòng Kế toán - Ngân quỹ:
Phòng kế toán ngân quỹ gồm 7 người, có nhiệm vụ:
- Tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, các nghiệp vụ giải ngân, thu nợ, quản lý theo dõi các dự án của Chi nhánh, nghiệp vụ thu chi tiền mặt nội bộ, vận chuyển tiền mặt và các nghiệp vụ thu chi khác.
- Tổ chức quản lý hệ thống máy chủ, hệ thống truyền tin giữa Chi nhánh với Hội sở Ngân hàng HTX Việt Nam, với NHNN. Làm các báo cáo
- Thực hiện thanh toán điện tử trong nội bộ hệ thống Ngân hàng, tham gia thanh toán bù trừ với NHNN.
- Nhận bảo quản, cất giữ các chứng từ, sổ sách; bảo quản, cất giữ các loại giấy tờ có giá và các tài sản cầm cố, thế chấp cho khách hàng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe và một số giấy tờ có giá trị khác…
- Tổ chức quản lý kho quỹ nghiệp vụ, chấp hành định mức tồn quỹ theo quy định của Ngân hàng HTX VN và NHNN.
* Phòng kiểm tra nội bộ:
Phòng kiểm tra nội bộ gồm 1 người, có nhiệm vụ:
- Tổ chức kiểm tra nội bộ các chứng từ, sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh. Kiến nghị kịp thời các biện pháp khắc phục, những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn hiệu quả.
- Phòng kiểm tra nội bộ là đầu mối tiếp đón và làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong và ngoài ngành đến làm việc tại Chi nhánh.
- Xây dựng đề cương, chương trình và công tác kiểm tra, phúc tra. Tham mưu cho Ban Giám đốc chỉ đạo công tác, chấn chỉnh sửa sai sau thanh tra, kiểm tra theo kết luận và kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra. Tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả công tác chấn chỉnh sửa sai theo quy định.
* Phòng Giao dịch:
Phòng giao dịch là đơn vị hạch toán phụ thuộc Chi nhánh, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch với khách hàng, hoạt động theo đúng “Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh” của Tổng giám đốc Ngân hàng HTX Việt Nam ban hành.
Phòng giao dịch hoạt động như một Chi nhánh nhỏ nhưng hạch toán hoàn toàn phụ thuộc từ chi nhánh, có chức năng thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của QTDNDTW. Phòng giao dịch thực hiện chế độ hạch toán báo sổ; được sử dụng con dấu riêng trong hoạt động nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh; có bộ máy phù hợp với nhiệm vụ và công việc được giao.
Phòng giao dịch gồm có trưởng phòng, phó phòng, bộ phận kế toán, bộ phận kho quỹ và bộ phận tín dụng.Căn cứ vào điều kiện cụ thể và yêu cầu phát triển, Giám đốc Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh quyết định cho phép phòng giao dịch thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân theo quy định.
- Tổ chức điều hoà vốn cho các Quỹ tín dụng cơ sở khi được Chi nhánh giao.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân. Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền.
- Thực hiện các giao dịch nội bộ và thanh toán hàng ngày với chi nhánh Bắc Ninh. Tổ chức công tác thu - chi, bảo quản an toàn, bí mật toàn bộ tiền mặt, tài sản, giấy tờ có giá trị.
Phòng giao dịch chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc chi nhánh. Có trách nhiệm quản lý, sử dụng an toàn, có hiệu quả về vốn và tài sản được giao. Chấp hành các chế độ và quy định về tín dụng, mức phán quyết cho vay, hạch toán kế toán, an toàn kho quỹ do NHNN, Ngân hàng HTX Việt Nam ban hành.
3.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2014 Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2014
* Tình hình huy động vốn
Đối với công tác huy động vốn, Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh xác định công tác nguồn vốn có tầm quan trọng đặc biệt; việc tăng trưởng nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến việc mở rộng quy mô, khả năng phát triển và sự an toàn của hệ thống; vì vậy, thời gian qua Ngân hàng Hợp tácđã chủ động điều hành lãi suất linh hoạt trong giới hạn cho phép; đa dạng các loại kỳ hạn, tăng cường tuyên truyền quảng cáo để khơi tăng nguồn vốn phục vụ thành viên; tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế để tìm kiếm nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất và điều
ĐVT: Triệu đồng
Biểu đồ 3.1. Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng hợp tác xã – chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2014
(Nguồn: Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh)
Kết quả giai đoạn 2012 – 2014, số vốn huy động được của Chi nhánh có xu hướng tăng, nếu như năm 2012 số vốn huy động là 60.711 triệu đồng, tăng 77,60% so với cùng kỳ năm trước thì năm 2013, nguồn vốn của Chi nhánh là 894.58 triệu đồng, tăng 47,3% so với năm trước. Không dừng ở đó, năm 2014 nguồn vốn của Chi nhánh tăng với tốc độ tăng là 11,60% đạt mức 99.811 tỷ đồng.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng có xu hướn giảm nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn giai đoạn 2012 – 2014, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, thì đây là kết quả đáng ghi nhận của Chi nhánh thời gian qua.
* Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng của Chi nhánh thời gian qua cũng đạt những thành tựu nhất định, cụ thể:
ĐVT: Triệu đồng
Biểu đồ 3.2. Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng của NH HTX Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 2014
(Nguồn: Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh)
Trong giai đoạn 2012 - 2014, Ngân hàng Hợp tác đã làm tốt công tác cho vay điều hoà vốn đối với các QTDND thành viên, luôn đáp ứng kịp thời đối với các QTDND có nhu cầu vốn để cho các thành viên vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, phục vụ tiêu dùng và đặc biệt đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.Đồng thời, thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN về cho vay nông nghiệp nông thôn, với ý thức trách nhiệm trước các QTDND; Ngân hàng Hợp tácđã tích cực tìm kiếm nguồn vốn để phục vụ nông thôn, nông dân. Với chương trình cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng Hợp tácđã thực hiện giải ngân trực tiếp tới khách hàng tại địa bàn nông nghiệp nông thôn hoặc thông qua các QTDND với lãi suất ưu đãi hơn lãi suất cho vay thông thường. Đồng thời Ngân hàng Hợp táccũng yêu cầu QTDND khi giải ngân vốn vay tới thành viên với mục đích phát triển nông nghiệp nông thôn cũng phải áp dụng mức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường. Đây là động lực quan trọng giúp thành
cạnh tranh mới để sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới, cải thiện đời sống cộng đồng thành viên.
Với những nỗ lực như trên, tổng dư nợ tín dụng năm 2012 của Chi nhánh đạt 52.083 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 70,72%. Tổng dư nợ tín dụng năm 2013 tiếp tục tăng với tốc độ tăng 54,10% so với cùng kỳ năm trước, đạt 80.720 triệu đồng, con số này tăng lên 90.740 triệu đồng, tương ứng tăng 12,30%.
Kết quả bước đầu đã tạo ra khí thế làm ăn mới của thành viên, củng cố mối liên kết hệ thống, cộng đồng dân cư tin tưởng hơn vào hoạt động của QTDND,