Chất lượng tín dụng của một số Ngânhàng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại ngân hàng hợp tác chi nhánh bắc ninh (Trang 42 - 47)

1.1 .Cơ sở lý luận

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Chất lượng tín dụng của một số Ngânhàng Việt Nam

1.2.2.1.Kinh nghiệm của Vietinbank

Trước xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, thể chế tín dụng đã có những thay đổi quan trọng, đó là: chuyển từ lãi suất cố định, sang lãi suất khung và đến nay là lãi suất thoả thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng đối tượng tiếp cận tín dụng; trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM….

Bước phát triển chính sách tín dụng của VietinBank là quá trình kế thừa, phát huy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của môi trường kinh tế, xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới, thông lệ quốc tế, các phương pháp quản lý tiên tiến… Giá trị cốt lõi là chuyển từ tư duy bao cấp sang tư duy tín dụng thị trường. Theo đó tín dụng đã hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soát rủi ro.

VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.

Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của HDbank

HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm

Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.

1.2.2.3. Kinh nghiệm của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên nông thôn- Chi nhánh Hải Dương

Nghiêm túc thực hiện pháp luật, các quy định của NH Nhà nước, chỉ đạo của NHNo Việt Nam, linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện chủ trương chính sách; tăng cường công tác quản lý cán bộ, quản trị tín dụng, nâng cao tinh thần trách nhiệm cán bộ viên chức bằng những quy định phù hợp trong phạm vi thẩm quyền; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bố trí cán bộ phù hợp, xem trọng công tác kiểm tra, kiểm soát; duy trì tốt mối quan hệ với các ban ngành và làm tốt, kịp thời công tác thi đua khen thưởng là những yếu tố tiên quyết để đảm bảo, nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân.

Tăng cường kiểm tra, kiểm toán và giải quyết đơn thư khiếu Nghiêm úc thực hiện pháp luật, các quy định của NH Nhà nước nại tố cáo của khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng còn thống nhất việc điều động cán bộ trong toàn đơn vị sao cho phù hợp khả năng và trình độ năng lực của mỗi người, đảm bảo 100% các chi nhánh, phòng nghiệp vụ đều có đủ nghiệp vụ và chất lượng cán bộ để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo chuyên đề. Bước vào thời kỳ

ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác và sự phát triển của ngành. Tích cực thực hiện Luật phòng chống tham nhũng. Công khai hóa cơ chế hoạt động tín dụng. Những thông tin về điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn, quy trình nghiệp vụ, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, giá mua bán ngoại tệ, phí dịch vụ, tiền hồ sơ... đều được niêm yết tại trụ sở làm việc của ngân hàng, UBND các xã, thị trấn và được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời ra quyết định thành lập các đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo đề cương đã ấn định như kiểm tra quyết toán niên độ năm, kiểm tra hoạt động tín dụng, công tác thẩm định, vốn dự án, phương thức sử dụng vốn vay và việc chấp hành thanh toán của những hộ vay vốn. Từ việc thực hiện những giải pháp trên ngân hàng đã từng bước hạn chế được nợ quá hạn. Tăng số khách hàng đến giao dịch và nâng cao mức tăng trưởng tín dụng.

Lãnh đạo ngân hàng này cũng yêu cầu tổ chức phân tích thực trạng dư nợ, chủ động tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, công khai hồ sơ thủ tục, lãi suất vay vốn đối với khách hàng; đông thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, ngăn chặn việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cho vay.

1.2.2.4. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng

Chấp hành nghiêm quy chế tín dụng, quy chế cho vay

- Kiểm tra trước khi cho vay nhằm thu thập thông tin để thẩm định một cách toàn diện dự án vay vốn cũng như về khách hàng vay. Ngoài yêu cầu dự án phải khả thi và hiệu quả, ngân hàng phải nắm vững thông tin về khách hàng trước khi quyết định cho vay. Để làm tốt vấn đề này, bên cạnh việc thu

thập thông tin từ thẩm định thực tế, tất cả mọi khoản vay đều phải khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam.

- Kiểm tra trong khi cho vay, nhằm phát hiện các sai sót về tính pháp lý của dự án cũng như tài sản đảm bảo nợ vay. Đặc biệt cần phải thận trọng và kỹ lưỡng trong việc thiết lập hồ sơ tín dụng.

- Đặc biệt việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay và quản lý nợ vay phải thực hiện thật tốt. Kết quả phân tích từ nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, kiểm tra, giám sát liên quan chặt chẽ đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Do vậy, ngân hàng cần căn cứ vào các tiêu chí của khoản vay như: đặc điểm của khách hàng (khách hàng mới hay khách hàng truyền thống), số tiền vay, địa bàn, loại hình vay để xây dựng lịch kiểm tra cho phù hợp.

Quản lý có hiệu quả các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro

Ngân hàng chấp hành tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ và sử dụng dự phòng để trích lập rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phải thực hiện dựa trên chất lượng của các khoản tín dụng chứ không phải dựa trên nợ quá hạn. Tuy nhiên việc trích dự phòng rủi ro ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương, thu nhập của cán bộ, công nhân viên, từ đó thường có tâm lý đối phó. Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đúng và đầy đủ theo quy định.

Định kỳ hàng quý, báo cáo các khoản nợ quá hạn theo số ngày quá hạn, tình hình xử lý và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ này phải được gửi cho Hội đồng quản trị và Ban Điều hành ngân hàng để họp xem xét quyết định mức trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng.

Xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Ngân hàng chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ này ngoài yêu cầu chung là phải có trình độ nghiệp vụ giỏi còn đòi hỏi có phẩm chất đạo đức tốt. Lãnh đạo nghiệp vụ tín dụng phải là những người có năng lực, có đầu óc nhạy bén, am hiểu thị trường và có khả năng dự báo tốt. Đối với cán bộ tín dụng, phải có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế, không nên phân công những cán bộ mới tuyển dụng thực hiện ngay công tác cho vay mà nên giao cho họ làm những công việc có liên quan như hỗ trợ kinh doanh, kế toán, ... Khi đã có kinh nghiệm từ hai năm trở lên mới phân công làm cán bộ tín dụng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Thương mại quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, thường xuyên tổ chức cho cán bộ tập huấn nghiệp vụ và cập nhật những kiến thức mới, đặc biệt cần tổ chức ngay cho cán bộ tín dụng được học tập nghiệp vụ giao tiếp và chăm sóc khách hàng.

Tăng cường công tác đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tiêu chuẩn cán bộ; đồng thời, phải có chính sách thu hút những người có năng lực vào làm việc, bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, riêng đối với cán bộ tín dụng cần xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm.

Về năng lực công tác: yêu cầu mỗi cán bộ của ngân hàng, đặc biệt cán bộ có liên quan đến công tác cho vay không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại ngân hàng hợp tác chi nhánh bắc ninh (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)