5. Nội dung và kết cấu của Luận văn
4.3.1. Đốivới ngân hàng nhà nước Việt Nam
Thứ nhất: NHNN cần nâng cao hơn nữa chất lượng của trung tâm tín
dụng để giúp các TCTD nắm bắt thông tin về các TCKT một cách chính xác, kịp thời. NHNN nên qui định hạn mức tín dụng cho phù hợp với khả năng của các TCTD.
Thứ hai: NHNN cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xây dựng
hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện có hiệu quả cao nhất về hoạt động kiểm soát độ an toàn của các TCTD nhằm hạn chế thấp nhất những sai lầm có thể gặp phải ở các TCTD, công tác thanh tra của NHNN sẽ giúp các TCTD sẽ quan tâm hơn tới chất lượng hoạt động cho vay của mình. Việc thanh tra ngân hàng phải được tiến hành thường xuyên tránh làm theo các đợt, thành cao trào, vừa không phát hiện kịp thời sai
phạm, không hiệu qủa, vừa gây xáo trộn ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của các TCTD. Thường xuyên kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm quy chế tín dụng , bắt buộc các TCTD phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng. Giải quyết các tồn tại và nâng cao năng lực, tính ổn định của các TCTD.
Thứ ba: Hiện đại hoá Ngân hàng trên cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ,
tạo tiền đề để cho các TCTD trong chiến lược huy động và sử dụng vốn. Từng bước quốc tế hoạt động TCTD hội nhập với cộng đồng tài chính tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện cho các TCTD trong hoạt động tín dụng.
Thứ tư: Việc hoàn thiện các văn bản sẽ góp phần vào việc tăng trưởng
vốn cho các TCTD, điều đó góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Ngoài ra cần có biện pháp và chủ trương thiết thực nhằm hỗ trợ các TCTD khai thông tồn đọng nợ quá hạn, điều chỉnh, bổ sung các nghị định liên quan để xử lí nợ quá hạn.