Nângcao chất lượng cán bộ của Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại ngân hàng hợp tác chi nhánh bắc ninh (Trang 105 - 107)

5. Nội dung và kết cấu của Luận văn

4.2.5. Nângcao chất lượng cán bộ của Chi nhánh

Ngày nay, trong thời đại mà khoa học công nghệ phát triểnnhanh như vũ bão, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, mộtdoanh nghiệp muốn tăng trưởng và chiếm lĩnh được thịtrường thì phải tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ chuyênmôn tương xứng. Nhận thức rõ điều đó, ban lãnh đạo Ngânhàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh luôn coi hoạt động đào tạo đóng vai trò địnhhướng cho việc phát triển tổ chức và là chìa khoá của thành công trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngoài hệ thống của mình.

Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh cần cử cán bộ chủ chốt tham gia cáckhóa đào tạo, hội thảo chuyên đề có nội dung thiết thực đốivới hoạt động Ngân hàng như các chương trình “Nghiệp vụthen chốt trong quản lý một Ngân hàng thương mại”; khóahọc “Kỹ năng lãnh đạo và quản lý”; Tập huấn công tác quản trị rủi ro cho ngân hàng. Qua đó giúp cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp quản lý cóthêm kiến thức, thông tin bổ trợ cần thiết trong nghiệp vụchuyên môn, nâng cao năng lực bản thân đồng thời nângcao hiệu quả công việc.

Chi nhánh cũng cần chú ý tới công tác đào tạo dànhcho đội ngũ nhân viên mới được tuyển vào làm việc. Chi nhánh cần phối hợp với Trung tâm đào tạo,các đơn vị đào tạo đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên ngân hàng. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, việc đào tạo kỹ năng phải được thực hiện bắt buộc, đồng thời cần có đào tạo thực tế tại các Chi nhánh.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cần liên kết với Học viện ngân hàng, Đại học kinh tế,…. tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn dành cho QTDND nhằm nâng cao chất lượng cán bộ đang làm việc tại các Quỹ cơ sở thành viên. Đối với cán bộ tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, Chi nhánh cần có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian cho các cán bộ này được học tập, nâng cao trình độ. Sau khi học tập, nâng cao trình độ, cán bộ cần được xem xét bố trí đúng người, đúng việc để sử dụng tốt đa trình độ chuyên môn.

Không chỉ đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh cần có chủ trương xây dựng cho cán bộ ý thức tự giác, năng lực sáng tạo, tinh thần học hỏi, khả năng áp dụng công nghệ hiện đại và xử lý tình huống thực tiễn. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Hợp tác ngày một phát triển bền vững cả về số lượng và chất lượng, không ngừng phát huy nội lực và sức mạnh tiềm tàng, giúp “con thuyền” Ngân hàng Hợp tác vững tay lái, chắc tay chèo vượt qua mọi khó khăn thử thách.

theo ngành. Trên cơ sở đó, căn cứ vào năng lực sở trường và kinh nghiệm của từng nhóm cán bộ tín dụng để phân công thực hiện cho vay đối với một loại khách hàng nhất định. Để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay vốn khách hàng trong quá trình sắp xếp phân công lại nhân viên cũng cần phải hạn chế. Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát, sát cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại ngân hàng hợp tác chi nhánh bắc ninh (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)