5. Nội dung và kết cấu của Luận văn
3.3.2. Nhân tố chủ quan
Nguyên nhân từ phía Chi nhánh
Bộ phận tín dụng thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ.
Cán bộ tín dụng phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dụng liên quan đến khách hàng như pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo…Với khối lượng công việc lớn như vậy lại chịu áp lực về thời gian trả lời khách hàng đúng quy định, dẫn đến việc cán bộ tín dụng khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của khách hàng.
Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay
Đây cũng là đặc điểm chung của các NHTM trong nước, thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước cho vay mà lơi lỏng quá trính kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi NH cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng và của NH nói chung để nhằm đảm bảo KH tuân thủ những điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng, tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng co hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua Chi nhánh chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền
hà cho khách hàng của các bộ tín dụng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ thông tin yêu cầu.
Trình độ nhân lực còn hạn chế
Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng còn chưa đồng đều về trình độ, chưa kịp thời cập nhật thông tin về những thay đổi trong nền kinh tế thị trường, còn thiếu kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều đặc điểm và biến động lớn lao, không ngừng. Nhiều vấn đề mới về lý luận của nền kinh tế thị trường như: kỹ thuật, chiến lược marketing ngân hàng, các vấn đề kinh tế vĩ mô; khả năng phân tích dự đoán thị trường tương lai của cán bộ còn yếu và thiếu. Hơn nữa, việc ngân hàng chưa thể mạnh dạn phát triển các sản phẩm mới do cán bộ nhân viên chưa đủ trình độ để phát triển các sản phẩm đó, quảng bá nó tới doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Sự tha hóa về đạo đức của một bộ phận nhân viên ngân hàng hiện nay, nhiều khoản vay không đủ điều kiện cho vay nhưng vì khách hàng có những hành vi đút lót để cán bộ tín đồng ý cho vay, kết quả dẫn đến tại Chi nhánh có những khoản tín dụng không đảm bảo chất lượng tín dụng.
Thứ nhất, thời gian qua tại Chi nhánh Bắc Ninh mặc dù tăng trưởng tín dụng đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận nhưng nợ xấu và nợ quá hạn vẫn tồn tại, thậm chí mức nợ xấu cao hơn hệ thống ngân hàng và cao hơn quy định. Chính vì vậy, về cơ bản, chất lượng tín dụng tại Chi nhánh vẫn chưa tốt, cần nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh nhiều hơn nữa.
Thứ hai, công tác thu nợ quá hạn, nợ khó đòi đã được chưa được chú trọng đúng mức, phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên.
Thứ ba, công tác thẩm định tại Chi nhánh còn chưa đạt hiệu quả cao, từ đó làm ảnh hưởn đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, phát sinh những khoản nợ quá hạn và nợ xấu. Đây là một nghiệp vụ phức tạp, cần có những cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm lâu năm và có năng lực mới có thể.
3.4. Đánh giá chất lƣợng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh